Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/08/2020, 14:37 PM

Sự ra đời của Chú Đại Bi

Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva).

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú. Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú nầy thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm.

Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva). Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…

Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh.

Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho “chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”.

Chú Đại Bi: Nguồn gốc và ý nghĩa

Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.

Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.

Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.

Kinh và Thần Chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, Thần Chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…

Cách thức trì niệm chú Đại bi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Nhân duyên của giàu và nghèo

Kiến thức 10:16 15/04/2024

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn? Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:

Tám đặc điểm hiếm có trong giáo pháp Như Lai

Kiến thức 20:26 14/04/2024

“Có tám pháp hiếm có khiến các Tỳ-kheo vui thích ở trong đó. Sao gọi là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, không có hành phóng dật. Đó gọi là pháp hiếm có thứ nhất, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong đó, như biển cả kia rất sâu và rộng.

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Xem thêm