Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/09/2023, 10:48 AM

Sự tái sinh bí ẩn của loài tre, 120 năm mới nở hoa một lần

Hoa tre henon chỉ nở một lần trong 120 năm, sau đó biến mất suốt nhiều năm và giới nghiên cứu không biết nó hồi sinh bằng cách nào.

Một loài tre đặc biệt ra hoa lần đầu tiên sau hơn 100 năm, điều này có thể cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về quá trình tái sinh bí ẩn của nó.

Phyllostachys nigra var. henonis, hay tre henon, chỉ ra hoa 120 năm một lần trước khi tàn lụi. Thế hệ hiện tại của loài này dự kiến sẽ ra hoa vào năm 2028.

Một chồi tre Henon (Phyllostachys nigra var) trước khi ra hoa. (Nguồn ảnh: Paul Starosta/Getty Images)

Một chồi tre Henon (Phyllostachys nigra var) trước khi ra hoa. (Nguồn ảnh: Paul Starosta/Getty Images)

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hiroshima ở Nhật Bản nhận thấy rằng, một số mẫu vật địa phương đã bắt đầu ra hoa sớm - và họ nhân cơ hội để nghiên cứu loài bí ẩn này.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS One, nhóm chuyên gia đứng đầu là Toshihiro Yamada, nhà sinh vật học bảo tồn và sinh thái học rừng ở Đại học Hiroshima, nhận thấy nhiều mẫu vật đang ra hoa không chứa bất kỳ hạt giống nào. Thông qua quan sát, họ cũng nhận thấy không có đốt mới phát triển từ hệ thống rễ của những cây đã ra hoa, chứng tỏ sinh sản vô tính bị hạn chế. Điều này có nghĩa nhiều rừng trúc rậm rạp có thể rất khó tái tạo. Sau khi biến mất, chúng có thể bị thay thế bằng đồng cỏ.

Tre henon được giới thiệu từ Trung Quốc vào Nhật Bản trong thế kỷ 9, nhưng ghi chép khoa học về quá trình tái tạo của loài cây này rất khan hiếm. Chu kỳ ra hoa 120 năm của chúng dựa trên tài liệu lưu trữ trong thế kỷ 9. Các quần thể trước đó đã chết ngay sau khi ra hoa vào năm 1908, trước khi tự mọc lại trên khắp Nhật Bản. Do đó, giới chuyên gia không biết nhiều về sinh thái học ra hoa và quá trình tái tạo của tre henon.

Tác giả đầu tiên Toshihiro Yamada, nhà sinh vật học bảo tồn và sinh thái rừng tại Đại học Hiroshima, cho biết: “Các nhà khoa học 120 năm trước đã không mô tả rõ ràng về sự ra hoa của của loài tre này.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Nếp sống thiên nhiên

Môi trường 09:53 25/10/2024

Là một Phật tử, tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng vạn vật trong cuộc sống này đều tương duyên, tương sinh. Nếp sống hòa mình cùng thiên nhiên không chỉ là một lựa chọn lối sống đơn giản mà còn là con đường trở về với bản chất an lành, thanh tịnh của tâm hồn.

Xem thêm