Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/02/2018, 08:34 AM

Sự thật mất lòng

Lời nói có thể làm cho ta thương yêu đùm bọc, giúp đỡ hay ganh ghét hận thù, triệt tiêu, hủy diệt lẫn nhau.

Con người là một loài vật cao cấp hơn hẳn các loài khác nhờ biết suy nghĩ nói năng rồi mới hành động, nói là một khả năng đặc biệt của con người, mọi việc vui buồn sướng khổ đều phát xuất từ lời nói. Lời nói có thể làm cho ta thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau hay ganh ghét hận thù triệt tiêu hủy diệt. Cho nên có câu:

“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Tôi có khiếm khuyết là hay nói xấu người khác, hễ không vừa lòng chuyện gì là nói mạnh bạo chẳng biết nể sợ một ai, dù đó là người ơn. Chính vì vậy cuộc đời của tôi cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm, ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh. Ai cũng sĩ diện bản ngã của mình, nên nói lỗi người khác dễ dẫn đến bất hòa và tranh chấp. Nếu không nói thì trở thành tín đồ cuồng si, chỉ biết vâng theo mệnh lệnh của người có quyền lực.

Như thế vô tình đưa đẩy các sếp của mình trở thành những con người phong kiến cấp tiến. Ngày xưa, các thể chế phong kiến vua là con trời, mà trời là đấng tối cao có quyền ban phước giáng họa, bề trên là tôn quý, bề dưới là phục tùng. Ngày nay, các tập tục đó đã từ từ được thay thế cho chế độ chuyên chính dân chủ, chính con người làm chủ vận mệnh và cùng nhau biết cách vận dụng kết hợp với nhiều người. Chế độ quân chủ phong kiến trên nền tảng cá nhân quyết định mọi quyền lực, bằng sự độc đoán độc tài khi con người còn mờ mịt trong hiểu biết.

Người sau này khôn ngoan hơn cũng chính sách phong kiến độc tôn triển khai thành phong kiến cấp tiến để củng cố duy trì địa vị của mình và được xây dựng trên nền tảng bản ngã nhiều người có quyền lực. Nói lỗi lầm của người khác trên tinh thần góp ý xây dựng để cùng nhau dấn thân và phục vụ đời sống xã hội ngày càng tốt đẹp. Nói lỗi lầm ai đó để triệt buộc hoặc hạ bệ người khác nhằm trả thù cá nhân.

Thông thường thì chúng ta hay ngồi lại với nhau để nói lỗi lầm của người khác, vì chúng ta nghĩ rằng mình là người tốt, còn người kia là người xấu. Có khi chúng ta nói xấu người khác vì ganh ghét họ, thấy họ hơn mình về địa vị và quyền lực. Khi chúng ta không làm chủ bản thân, trong cơn tức giận ta có thể nói xấu người khác. Đôi khi chúng ta nói xấu người khác để lôi kéo mọi người về phe của mình.

Nói xấu người khác sẽ dẫn đến tai hại như thế nào? Chính khi đang nói, mình cảm thấy bực bội tức tối và dường như chúng ta cũng bất an khi phanh phui lỗi của người. Khi chúng ta thấy lỗi lầm của người khác, là chúng ta có thể bỏ mất cơ hội hiểu biết và thương yêu hơn. Một lời nói tốt đẹp có thể đem lại hòa bình cho nhân loại, một lời nói thách thức có thể gây ra chiến tranh.

Nói xấu người khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả, mà ta phải mang khẩu nghiệp ác, khi nói xấu người thì bị người nói xấu lại, có khi dẫn đến gây gổ xích mích hiềm thù nhau. Cho nên chúng ta nguyện không nói lỗi lầm của người khác, để khẩu nghiệp của ta được thanh tịnh, do đó ta có thời gian quán chiếu soi sáng sự vật một cách tốt đẹp. Khi chúng ta tức giận ai, chúng ta dễ dàng nói xấu người đó, để thuyết phục mọi người đứng về phía chúng ta. Có khi chúng ta nói xấu người vì ganh ghét, nói xấu người vì họ hơn mình, nói xấu người để hả cơn giận.

Vậy nói xấu người khác để được lợi ích gì? Chắc chắn chúng ta sẽ mang lấy khổ đau, giống như người đốt đuốc đi ngược chiều gió, người thì chưa nghe chưa biết nhưng ta đã bốc lửa sân si tự thiêu đốt chính ta. Khi nói xấu người khác, chính bản thân ta đã phải chịu bất an, vì khi nói xấu ai đó tức có sự nóng giận nên chúng ta cảm thấy rằng mình là kẻ khổ trước tiên. Để đối trị bệnh nói xấu người khác, ta hãy nhìn thấy cái hay của họ. Nếu ta để ý điều tốt của họ, thì ta sẽ không thấy lỗi lầm, vì ta thấy việc tốt nên sinh tâm hoan hỷ.

Có nhiều người chỉ thích nói sự thật chứ không thích nói để được lòng thiên hạ, họ tôn trọng cái thực nên lúc nào cũng thẳng ruột nói đúng mục đích, do đó bị nhiều người tỵ hiềm ganh ghét chờ thời cơ trả thù. Ai cũng biết rằng nói sự thật là quý giá nhất trên đời, nhưng thuốc đắng dã tật, người thật mất lòng. Khó có ai đủ can đảm nhìn nhận sự thật, vì sự thật lúc nào cũng phũ phàng. Nhất là nói sự thật với những người có quyền thế, dễ bị mang họa vào thân vì người có quyền sĩ diện bản ngã lớn hơn ông trời con.

Nói sự thật là một điều tốt, nhưng vẫn còn tùy thuận vào môi trường sống của chúng ta. Nếu chúng ta cứ một bề chấp chặt vào sự thật, e có ngày ta sẽ gặp hiểm nguy vì kẻ tiểu nhân sẵn sàng chống trả quyết liệt bằng mọi cách. Như thế, dù nói sự thật cũng chưa hẳn là giải pháp tốt để giúp mọi người thăng hoa trong cuộc sống. Nhưng nếu nói sự thật để bảo vệ chân lý vì sự sống còn của nhân loại, vì lợi ích cho nhiều người thì dù có chết, ta vẫn nói. Nói để làm gì? Nói để đem lại công bằng cho nhân loại. Nhưng nếu nói sự thật làm cho đối phương không còn cơ hội để được sống yêu thương và tác hại lớn đến cộng đồng xã hội, thì ta phải khéo léo che giấu bớt.

Tóm lại nói xấu người khác là căn bệnh trầm kha của đa số con người, là thói quen thâm căn cố đế do chấp ngã gây ra. Trong lúc nóng giận dễ phát sinh những lời nói xấu người khác, hoặc thấy ta đúng người sai nên hay nói xấu người khác. Hoặc ta muốn hạ bệ người để tranh giành quyền lực cho nên nói xấu kẻ khác, để kéo họ về phe của ta.
 
Trong sự tương quan giao tiếp hằng ngày, mọi sự xích mích bất hòa đều bắt nguồn từ việc, nghĩ xấu và nói xấu người khác. Khi nói xấu người khác tức tâm ta có sân hận bực tức khó chịu, ta đang làm tổn thương mình và người. Vì sao? Vì mình đang đưa khối u ung nhọt vào trong lòng mình, nên lúc nào nghĩ tới người đó là ta khổ não. Ta tự giết chết ta lần mòn trong đau khổ, bởi vì khi nghĩ xấu và nói xấu người khác tâm ta bị vẩn đục và gây thêm nghiệp ân oán thù hằn.

Muốn không nói xấu người khác ta phải tập đừng nhìn thấy lỗi người, vì khi thấy lỗi người ta dễ dàng bị kích thích tác động bởi thói quen nhiều đời tranh hơn tranh thua, hơn thì sinh cống cao ngã mạn, thua thì sinh oán hờn tìm cách nói lỗi của nhau. Không nghĩ xấu và nói xấu người là một hạnh tu rất khó làm, không phải một sớm một chiều mà chúng ta có thể thực hiện được.

Nói là một khả năng đặc biệt của con người, là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất để chúng ta tiếp nhận những giá trị sống bằng sự yêu thương hay ghét bỏ. Lời nói rất lợi hại trong khi giao tiếp với mọi người, một lời nói tốt có thể đem lại thiện cảm cho nhau và ngược lại sinh ra hận thù. Nghĩ xấu người khác chỉ làm cho tâm ta tổn thương, còn nói xấu người khác làm cho hai người đều tổn thương. Nhưng ngược đời thay có những kẻ phải nói mạnh như thế họ mới chịu sửa sai, còn dùng lời nói ái ngữ đối với họ chẳng “áp phê” gì.

Quả thật tâm tính chúng sinh do tạo nghiệp bất đồng nên chẳng ai giống ai, cũng lời nói đó đem áp dụng với người này thì có hiệu quả tốt, nhưng đem áp dụng với người kia thì đổ vỡ. Chúng ta có tật hay nói, thích nói, hễ ngồi lại cùng nhau là nói chuyện phải quấy, tốt xấu hơn thua, chê bai người này, chỉ trích người kia. Để chuyển hóa nghiệp nói xấu người khác, đầu tiên chúng ta tập ý không nghĩ xấu người khác, ý đã không nghĩ xấu thì miệng không bao giờ nói xấu.

Ta lỡ nói xấu một người phàm tình thì khả dĩ tội còn nhẹ, còn nếu nói xấu một bậc đạo cao đức trọng thì e rằng khó ngóc đầu lên nổi, vì sao? Bậc đạo cao đức trọng đã hy sinh cả đời người chỉ vì lợi ích tha nhân mà không màng đến chính mình, vị ấy đã hết lòng vì chúng sinh để hướng dẫn điều hay lẽ phải giúp con người từ tội lỗi xấu xa trở thành người hiền lương trong sạch. Xã hội ngày nay do tiếp thu quá nhanh nền văn minh vật chất hiện đại, nên buộc con người càng sống giả dối nhiều hơn, cũng chỉ vì quyền lợi riêng tư mà ra.

Nói xấu để làm hại người tu hành chân chính quả báo sẽ bị si mê đần độn vô số kiếp, hiện đời mất hạt giống tưới tẩm từ bi hạnh phúc để rồi không còn cơ hội làm lành lánh dữ.

Muốn vậy ta phải học hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, luôn lắng nghe tiếng nói của tha nhân, luôn lắng nghe tiếng kêu cứu khổ, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của mọi người, để làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh. Hay ta học hạnh lễ xá của Bồ tát Thường Bất Khinh, luôn thấp mình khiêm cung lễ xá mọi người vì thấy ai cũng sẽ thành Phật trong tương lai.

Dù bị ai nói nặng nói nhẹ hay mắng chửi thậm tệ hoặc bị đánh đập tàn nhẫn, nhưng Bồ tát vẫn một lòng không oán giận mà còn thương cho người đó nhiều hơn, vì người này còn quá mê muội nên mới hành động một cách dại khờ. Ngoài việc thực tập các công hạnh của Bồ tát, chúng ta còn học hạnh tùy hỷ khen tặng người khi thấy họ làm việc phước thiện, đa số chúng ta thích khen hơn là bị chê. Khi thấy ai làm một điều xấu gì đó, ta phải quán tha thứ vì họ bị vô minh che lấp, họ đáng thương hơn đáng ghét nên ta không nói xấu họ.

Khi thấy ai làm một điều tốt, ta nên khen ngợi khích lệ họ, để ta và người cùng vui vẻ sống với nhau mà được kết nối yêu thương bằng trái tim hiểu biết.

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm