Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sướng hay khổ là ở Tâm

Mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai cả. Khi thấy những người bệnh sống lạc quan, tôi rất thương họ. Họ vẫn chữa bệnh, vẫn lạc quan và sống có ích, đó cũng là sống thực với chính mình.

Mình ở hoàn cảnh nào thì phải theo hoàn cảnh đó, khi sống đúng với hoàn cảnh của mình, ta chẳng phải lo sợ gì cả. Có xe đạp thì đi xe đạp, có xe máy thì đi xe máy, không có xe thì đi bộ, đừng đua đòi. Đừng tưởng nhớ quá khứ, đừng mong cầu cho tương lai, hãy sống tốt những phút giây hiện tại. Vì quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới. Khi bắt đầu làm một điều gì đó, đừng nghĩ rằng đợi có hứng mới làm việc. Cứ làm việc đi, rồi cảm hứng sẽ ùa tới. “Những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong hoạt động mới có sự nghỉ ngơi” (Daidan). 
 
Đức Phật nói: “Sướng khổ tại tâm”. Không quan trọng rằng bộ quần áo bạn đang mặc xấu hay đẹp, không quan trọng rằng bạn giàu hay nghèo. Điều quan trọng là tâm bạn đang nghĩ gì. Là người trần mắt thịt, chúng ta gây ra biết bao nhiêu tội lỗi mà không hề hay biết. Hãy thú nhận những lỗi lầm của mình. Người khác trừng phạt ta không ghê gớm bằng ta trừng phạt chính ta.

Dân gian có câu: “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già” – những người già chắc chắn sẽ có nhiều kinh nghiệm sống hơn người trẻ. Dù gặp khó khăn, bạn vẫn phải mạnh mẽ. Vì khi mạnh mẽ thì người khác mới dễ dàng giúp được bạn. Còn bạn yếu đuối thì dù người khác có giúp thì bạn cũng khó vượt qua khó khăn lắm. Hãy đóng trọn vẹn vai trò của mình, bạn sẽ hạnh phúc.

Mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai cả. Khi thấy những người bệnh sống lạc quan, tôi rất thương họ. Họ vẫn chữa bệnh, vẫn lạc quan và sống có ích, đó cũng là sống thực với chính mình. Phải biết bỏ qua những điều nhỏ nhặt (thậm chí là hi sinh)  để có được những kết quả to lớn.

Bạn sẽ được người khác quý mến khi sống thực với chính mình.

Nguyễn Hữu Hiếu 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm