Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/07/2020, 06:22 AM

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Chúng sinh theo nghiệp mà trôi lăn trong tam giới, lục đạo không dứt. Chính sự sinh tử luân hồi miên viễn là nỗi khổ lớn của chúng sinh. Người tu học Phật pháp với mục tiêu tối hậu là vượt thoát luân hồi, chứng quả vô sinh.

Đức Phật và bố của ngài

Trong dòng sống hiện tại, con người vì ái, thủ, hữu mà tiếp tục tái sinh để chịu khổ đau, không thoát ra được bộc lưu sinh tử.

Dù rằng, tái sinh làm trời, người hưởng phước và tiếp tục tu học là một trong những mục tiêu quan trọng của người học Phật, nhất là hàng cư sĩ chuyên tâm hộ pháp. Nhưng bốn Thánh quả (Tu-đà hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán) mới chính là đích đến của đệ tử Thế Tôn, nhất là quả vị A-la-hán, chấm dứt luân hồi sinh tử. Nên Thế Tôn không nói đến thọ sinh dù cho đó là thượng, trung hay hạ. Vì “thọ sinh là rất khổ”, “một đời hai đời còn khổ nạn, huống gì lưu chuyển mãi mãi mà có thể cam chịu”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy lui ngồi một bên, giây lát sau rời chỗ ngồi, bạch Phật:

- Thế Tôn thường khen hào tộc cao quý, không nói đến thấp hèn. Song, bạch Thế Tôn, con không khen tôn quý, không nói thấp hèn, chỉ nói với hàng trung lưu khiến được xuất gia học đạo.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Thầy tự nói rằng không khen hàng tôn quý, không nói thấp hèn, chỉ nói hàng trung lưu được xuất gia học đạo. Nhưng nay Ta không nói về nơi thọ sinh thượng, trung, hạ. Vì sao thế? Phàm thọ sinh là rất khổ, không đủ mong muốn. Như đống phân kia chút ít còn rất hôi huống gì nhiều; nay sự thọ sinh cũng lại như vậy, một đời hai đời còn khổ nạn, huống gì lưu chuyển mãi mãi mà có thể cam chịu. Do hữu có sinh, do sinh có lão, do lão có bệnh có tử, lo buồn khổ não, có gì đáng tham ưa, bèn thành thân ngũ thạnh ấm. Nay Ta quán sát nghĩa này mà nói như thế. Một đời hai đời còn khổ nạn, huống gì lưu chuyển mãi mãi mà có thể cam chịu.

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Này Xá-lợi-phất! Nếu có ý muốn thọ sinh, nên phát nguyện sinh trong gia đình hào quý, không sinh nơi ti tiện. Vì sao thế? Chúng sinh bị tâm ràng buộc lâu dài, chứ không bị hào tộc ràng buộc. Này Xá-lợi-phất! Như Ta ở trong gia đình hào quý, là dòng Sát-lợi Chuyển luân Thánh vương, nếu như Ta không xuất gia học đạo thì sẽ làm vua Chuyển luân. Nay Ta bỏ địa vị Chuyển luân Thánh vương, xuất gia học đạo thành đạo Vô thượng. Còn nếu sinh trong nhà thấp hèn, không được xuất gia học đạo thì trở lại bị rơi trong đường ác.

Cho nên, Xá-lợi-phất! Nên tìm phương tiện hàng phục tâm. Như thế, Xá-lợi-phất, nên học điều này!

Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 51.Phi thường [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.571).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tâm từ bi của Thế Tôn luôn bình đẳng. Bất cứ ai, dù cho ở hoàn cảnh nào cũng được hóa độ, trở thành đệ tử Phật và có cơ hội tu tập thành tựu giải thoát. Tuy nhiên, trong quá trình học đạo theo giáo pháp của Thế Tôn, không phải ai cũng dự phần vào các Thánh quả. Tùy theo căn cơ, tinh tấn nỗ lực cùng nhiều duyên lành khác trong tu học mà mỗi người có một kết quả khác nhau. Có người sau khi nghe pháp thoại liền chứng đắc, có người sau một thời gian tinh chuyên tu học mới dự vào Thánh quả, có rất nhiều người dù hết sức cố gắng nhưng vẫn chưa thành tựu được gì nhiều, nương vào nhân duyên tu học đời này để tái sinh vào nơi tốt đẹp mà tiếp tục cuộc tu.

Theo Thế Tôn, lý tưởng là tu tập chứng đắc Niết-bàn, giải thoát luân hồi sinh tử ngay trong đời hiện tại. Nếu chưa đạt được giải thoát, phải luân hồi tái sinh thì “nên phát nguyện sinh trong gia đình hào quý, không sinh nơi ti tiện”. Sinh trong nhà tôn quý ở đây là phải đi kèm với nguyện lực hướng về Tam bảo để tu học. 

Thực tế cho thấy, cũng là người tu, nhưng người nào xuất thân với truyền thống gia đình có nền tảng đạo đức tốt, học vấn cao, kinh tế ổn, vẫn có “chất” hơn. Nói cách khác, phước báo hữu lậu cùng với hạt giống Phật pháp sẽ trợ duyên tích cực cho người tu hướng đến giải thoát.

Đức Phật vun xới ruộng tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm