Ta đang tưới tẩm hạt giống nào trong tâm thức?
Thương chúc các bạn mỗi ngày điều có cơ hội tưới tẩm những hạt giống của yêu thương, tha thứ, bao dung, những hạt giống tích cực khác để mình có thể làm hạnh phúc cho chính mình và cho những người xung quanh.
Bạn có công nhận với tôi một điều rằng, bất cứ sinh vật gì muốn tồn tại cũng cần phải có thức ăn không. Nếu chúng ta quan sát trong thiên nhiên, ta sẽ thấy điều này rất rõ ràng. Từ những bông hoa nhỏ bé mọc hai bên đường cho đến những cây đại thụ cao lớn trong rừng. Từ những chú kiến bé xíu cho đến những chú voi khổng lồ, tất cả đều cần thức ăn để mà tồn tại.
Khi quan sát thế giới bên ngoài ta sẽ thấy rõ những điều như thế. Đó là thế giới bên ngoài. Còn thế giới bên trong của chúng ta thì như thế nào? Mỗi một tâm niệm của chúng ta cũng như một loài sinh vật, nếu chúng ta khéo biết chăm sóc thì chúng cũng sẽ tồn tại và lớn mạnh. Nếu chúng ta không khéo chăm sóc thì chúng sẽ héo tàn và hoại diệt.
Trong thiên nhiên, có những loài cây cỏ sức sống rất mạnh. Những loài cây ấy mình không cần chăm sóc nhiều, thậm chí là không chăm sóc nhưng nó vẫn lớn mạnh và phát triển, và đôi khi những loài cây này thậm chí mình còn muốn tiêu diệt chúng, và mình đã xử dụng luôn thuốc diệt cỏ, tuy vậy thời gian sau chúng vẫn cứ mọc lại. Còn có những loài hoa đẹp, vừa cho chúng ta cả hương lẫn sắc nhưng chúng lại mau úa tàn và dễ chết. Ta cứ muốn giữ chúng lại, dành nhiều thời gian chăm sóc, tưới tẩm nhưng đôi khi lại thất bại. Vì sao vậy?
Nếu như chúng ta nhìn sâu vào lí do tại sao, ta sẽ thấy một điều rằng, mặc dù những cây cỏ dại đó ta không tự mình chăm sóc, bón phân, tưới tẩm nhưng chúng vẫn có nguồn thực phẩm dồi dào, đó là mảnh đất nơi chúng mọc cung cấp. Ta không chăm sóc chúng, nhưng chính môi trường sống cung cấp cho chúng, chính môi trường sống tạo điều kiện cho chúng lớn lên và phát triển.
Quan sát môi trường sống chung quanh mình, rồi nhìn vào mảnh đất tâm của mình, ta cũng sẽ thấy điều tương tự. Mỗi một tâm hành phát khởi trong tâm trí ta cũng giống như một loài sinh vật, và tất cả những tâm hành ấy cũng điều cần thức ăn để mà tồn tại.
Nếu chúng không có thức ăn một thời gian dài thì chúng cũng sẽ úa tàn và chết. Những tâm hành chết ở đây có nghĩa là chúng sẽ không còn phát khởi lên trong tâm trí ta nữa, sẽ không còn làm cho ta có những bất an và muộn phiền nữa.
Như vậy những sinh vật trong tâm đó là những sinh vật nào. Đó là những sinh vật mang tên giận, hờn, ghanh tỵ đố kỵ, tham lam, ích kỷ, từ, bi, hỷ, xã, tha thứ, bao dung… và còn rất nhiều nữa mà trong tâm lý học phật giáo tạm chia ra có 51 loại.
Có những tâm hành trong tâm đôi khi ta xem chúng như những loài cỏ dại muốn diệt chúng đi nhưng chúng cứ lớn mãi, không những chúng lớn mãi mà con lan tràn ra những khu vực xung quanh. Có những lúc ta khổ đau, giận hờn, buồn tủi và vì không chánh niệm ta đã gieo rắc những hạt giống ấy cho những người xung quanh ta, những người ta thương.
Ta muốn hiến tặng những người xung quanh ta, những người ta thương những bông hoa của hiểu biết, thương yêu, những bông hoa của tha thứ bao dung nhưng đôi khi ta làm không được vì những cây bông này vẫn còn yếu ớt chưa thể ra hoa, mà nguồn dưỡng chất cung cấp cho chúng cũng vẫn còn hạn chế.
Thực phẩm trong môi trường ta đang sống không cung cấp nhiều dưỡng chất cho những mầm yêu thương ấy, trên báo chí thì luôn nói về những vụ cướp, những tin hot, giật gân, tưới tẩm những hạt giống của bạo động, tham ái, hận thù và sợ hãi, trên truyền hình hoặc các bản poster dọc hai bên đường đôi khi cũng không khác. Phần lớn (không phải là tất cả) những phim truyện, quảng cáo điều như thế. Nguồn dưỡng chất cung cấp cho những hạt giống của giận hờn, bạo động, tham ái quá nhiều trong môi trường sống của chúng ta ngày nay. Trong khi đó những dưỡng chất mà ta cần cung cấp cho hạt mầm của yêu thương, hiểu biết, tha thứ và bao dung thì hơi khó tìm.
Khi thấy được những điều như vậy, ta cần phải biết cách chọn lọc sự tiêu thụ, xử dụng nguồn dưỡng chất nào trong đời sống hàng ngày để nuôi dưỡng mầm yêu thương. Cách ta chọn một bộ phim để coi, cách ta tiếp nhận những phương tiện truyền thông như báo chí, mạng lưới internet, cách ta có một buổi trò chuyện với một vài người bạn hay một nhóm bạn, tất cả những điều này điều là cơ hội cho ta tưới tẩm những mầm yêu thương trong tâm thức mình hay là ta đang tưới tẩm những hạt giống của khổ đau, giận hờn, tuyệt vọng…
Hạt từ, bi, hỷ, xã
Đất tâm con gieo vào
Cho tình thương lớn rộng
Bao la như trời cao
Thương chúc các bạn mỗi ngày điều có cơ hội tưới tẩm những hạt giống của yêu thương, tha thứ, bao dung, những hạt giống tích cực khác để mình có thể làm hạnh phúc cho chính mình và cho những người xung quanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Xem thêm