“Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”
Ngày Phật Thành đạo (8-12 âm lịch), thanh âm mạnh mẽ nhứt của Đức Thế Tôn vọng về chính là thông điệp nói trên.
“Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Đây cũng là lời ấn chứng, thọ ký của Đức Phật đối với tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người - một chúng sinh trong 6 cõi luân hồi có nhiều điều kiện để tu tập và đạt thành quả thánh, giác ngộ hoàn toàn.
Ngày Phật Thành đạo, sử Phật được nhắc nhiều là khoảnh khắc Ngài nhìn thấy sao mai sau 49 ngày đêm thiền tọa dưới cội bồ-đề với lời đại nguyện, không chứng đạo nhứt định không đứng dậy dù thịt nát xương tan.
Lời thệ nguyện ấy chính là bản lĩnh, sự kiên cường, vững định trên bước đường giác ngộ. Kỷ niệm ngày Phật Thành đạo là dịp để tri ân Đức Thế Tôn và báo ân, theo cách của người con Phật chính là... học và hành theo Phật.
Một người con Phật, học và hành là hai điều kiện để trở thành Phật, từng bước. Thực tế, Đức Thế Tôn cũng từng bước trở thành Phật khi Ngài đã-từng-trải-qua rất nhiều kiếp, dù biểu hiện trong hình tướng nào Ngài cũng đều nhứt tâm hướng đến con đường Giác ngộ, Giải thoát, lấy trí tuệ và từ bi làm hành trang, vun vào thiên tánh của mình.
Giác ngộ là sự thấy rõ như thật vạn pháp, từ đó đạt đến Giải thoát hoàn toàn, không còn dính mắc vào bất cứ thứ gì.
Chúng ta, những chúng sinh, những người con Phật, học và hành đến đâu thì sẽ đạt đến level giác ngộ và giải thoát tương ứng.
Hành trình ấy có thể có lúc lên, lúc xuống, nhưng điều quan trọng là ta thấy rõ con đường, nguyện đi mãi, không bao giờ thối chuyển. Đức Phật đã chỉ cho mình một sự thật rất công bằng, đó là trong mỗi chúng sinh đều có Phật tánh, hạt giống thành Phật. Tánh giác này bị vùi lấp bởi tham-sân-si mà bao năm không biểu hiện hoặc rất ít biểu hiện.
Giới - Định - Tuệ là con đường của sự học, hành giúp ta trở về với bản thể, tánh Giác ấy và sống với.
Thật sự, chỉ có Đức Phật mới làm cho ta có sự khai phóng năng lưc như vậy. Ngài cho ta tin và làm được niềm tin - trở thành Phật, thành thánh - từ chính con người phàm phu này. Đức Phật là lãnh đạo tinh thần biến những người môn đệ của mình chạm vào khả năng, thể tánh cao nhứt của họ chính là thành Phật (như Ngài đã thành). Đây chính là sự khác biệt của Phật với những lãnh đạo tinh thần khác.
Tinh thần của Đức Phật nếu được ứng dụng trong bất kỳ vị trí lãnh đạo nào cũng đều sẽ làm cho con người tìm thấy chính họ và hạnh phúc, tỏa sáng với năng lực tiềm ẩn nơi mỗi người.
Bài học và "món quà" quý giá mà Đức Phật đã trao cho ta chính là sự bình đẳng và cái thấy về con đường giác ngộ rõ một, nếu mình chịu đi sẽ đến một ngày...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”
Xiển dương Đạo pháp 19:17 07/01/2025Ngày Phật Thành đạo (8-12 âm lịch), thanh âm mạnh mẽ nhứt của Đức Thế Tôn vọng về chính là thông điệp nói trên.
Thực giải những bộ kinh tiêu biểu trong Phật giáo Đại Thừa
Xiển dương Đạo pháp 09:25 07/01/2025Trong Tam tạng thánh điển Phật giáo, ngoài hệ thống kinh Nguyên Thủy, còn có hệ thống kinh điển Đại thừa vô cùng phong phú đa dạng và rất vĩ đại.
Đọc kinh Nguyên thủy có khó không?
Xiển dương Đạo pháp 16:56 06/01/2025Sư Lâm Đà Rô (tỉnh Bình Phước), thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Nam tông Khmer Trung ương cho biết, kinh tạng gồm năm bộ: 1- Trường bộ kinh, 2- Trung bộ kinh, 3- Tương ưng bộ kinh, 4- Tăng chi bộ kinh, 5- Tiểu bộ kinh.
Nhiệm mầu từng câu Kinh
Xiển dương Đạo pháp 08:08 05/01/2025Tụng Kinh là để tăng trưởng trí tuệ. Đạo Phật là đạo trí tuệ. Tụng kinh là lặp lại để mỗi ngày thấm sâu vào tâm trí mình, để mình mỗi ngày một sáng ra.
Xem thêm