Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/06/2022, 07:41 AM

Tái sanh làm người - dễ hay khó

Dưới tuệ nhãn của Phật, thì con người phải sống lương thiện, tập theo 5 điều đạo đức: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không gian dối, không say sưa nghiện ngập thì mới có hi vọng tiếp tục được tái sanh làm người.

Chúng ta cùng chú tâm đọc một bài kinh ngắn trong Tương Ưng bộ kinh để nhận thức cho rõ vấn đề: Làm người khó hay dễ và được tiếp tục tái sinh làm người là khó hay dễ.

Vấn đề này rất quan trọng, nếu không hiểu rõ, đến khi đã mất thân người, chúng ta sẽ hối tiếc không kịp:

Một thời, đức Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Sau chuyến du hành, rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay và nói với các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, các ông nghĩ thế nào? Cái gì là nhiều hơn, chút đất này Ta lấy trên đầu móng tay hay quả đất lớn này?

Bạch Thế Tôn, nhiều hơn là quả đất lớn này và ít hơn là chút đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay. Không thể đi đến ước tính, không thể đi đến so sánh quả đất lớn với chút đất mà Thế Tôn đã lấy trên đầu móng tay.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, rất ít là chúng sanh được tái sanh làm người. Còn rất nhiều là chúng sanh phải tái sanh ra ngoài loài người (không được làm người)

Do vậy, này các Tỷ kheo, các ông cần phải học tập như sau: “Chúng tôi sẽ sống không phóng dật”.

Tận dụng khi được thân người và bí quyết tu hành

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

(Theo kinh Tương Ưng Bộ II, chương 9 - Đầu ngón tay)

Lời thêm:

Phàm là người có học hành, tu dưỡng, hướng đến đời sống lương thiện, tốt đẹp và tích cực, thì đã nghe qua câu:

Thân người khó được mà dễ mất

Phật pháp khó nghe nhưng quý giá

Chúng ta đang được, đã được sinh ra làm người, đầy đủ sáu căn, nên cứ nghĩ là hiển nhiên như vậy mà chưa biết quý trọng đúng mức.

Vì chưa nhận thức rõ sự quý giá của thân người, cũng như chưa hiểu rõ được chúng ta đã tạo nhân duyên gì mà nay được sinh ra làm người, 6 căn đầy đủ, tướng mạo khả quan, mọi thứ cũng tương đối tốt?

Dưới tuệ nhãn của Phật, thì con người phải sống lương thiện, tập theo 5 điều đạo đức: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không gian dối, không say sưa nghiện ngập thì mới có hi vọng tiếp tục được tái sanh làm người.

Nếu làm người mà lại sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, dối trá, say sưa nghiện ngập thì chắc không có cơ hội tái sanh làm người

Những lời này vô cùng quý giá cho con người, cho nhân loại, rất mong chúng ta cùng nghĩ kỹ để khỏi hối hận về sau

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm