Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/06/2024, 11:10 AM

Tại sao có người niệm Phật hiệu quả, có người niệm cả đời vẫn là tuỳ nghiệp lưu chuyển

Chúng ta tu học, chúng ta cần phải dừng ở chỗ nào vậy? Thông thường các đồng tu đều nói, chúng ta cần nên dừng ở thánh hiệu A Di Đà Phật. Cách nói này có sai hay không? Không sai! Có viên mãn hay không? Không viên mãn! Tại sao nói không viên mãn?

Bởi vì bạn đối với thánh hiệu A Di Đà Phật liễu giải không rõ ràng, cho nên không viên mãn. Nếu như bạn đối với thánh hiệu A Di Đà Phật liễu giải thấu triệt rồi, thì dừng ở danh hiệu A Di Đà Phật là đại viên mãn. Lời nói này, cách nói như thế nào? Khi chúng tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ, chúng tôi đã từng nói, danh hiệu A Di Đà Phật là nguyện thứ 18 trong 48 nguyện. Nguyện thứ 18 đã bao hàm rất viên mãn 47 nguyện khác, thiếu một nguyện thì nguyện thứ 18 sẽ không viên mãn.

Chân dung Hoà thượng Tịnh Không.

Chân dung Hoà thượng Tịnh Không.

Hôm nay, từ Nhật Bản truyền đến “Bản nguyện niệm Phật”, chỉ chấp trước nguyện thứ 18, còn 47 nguyện khác đều không cần nữa, vậy thì nguyện thứ 18 tan vỡ rồi. Giống như xây nhà vậy, nhà quan trọng nhất là mái nhà, không có mái nhà thì đâu có thành nhà được? Mái nhà phải cần bao nhiêu trụ, bao nhiêu xà mới chống nó lên được? Nay trụ, xà đều không cần nữa, chỉ có cần mái nhà thì có được không? Sai rồi! Họ không hiểu đạo lý này. Thêm nữa, căn bản của 48 nguyện là toàn bộ kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ. Hay nói cách khác, xa rời kinh Vô Lượng Thọ thì 48 nguyện cũng tan vỡ mất. Kết cấu khung của toàn bộ kinh Vô Lượng Thọ ở đâu vậy? Ở kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Sau đó bạn mới biết, một câu danh hiệu này, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Một câu danh hiệu này đều bao gồm tất cả mọi thiện pháp thế xuất thế gian ở trong đó. Cho nên, tôi nói bạn chấp trì danh hiệu không viên mãn, đạo lý là ở chỗ này.

Chấp trì danh hiệu ở mức thấp nhất là bạn phải ứng dụng thập thiện nghiệp đạo, đoạn thập ác, tu thập thiện nghiệp, thì niệm Phật mới sinh ra tác dụng. Nếu không thể đoạn ác, tu thiện thì câu Phật hiệu này là niệm suông, đại đức xưa gọi là “Đau mồm, rát họng cũng uổng công”. Lời này là thật, không phải giả. Tại sao có người niệm Phật có hiệu quả, nhưng có người niệm Phật cả đời vẫn là tùy nghiệp lưu chuyển vậy? Mấu chốt này là ở “biết” với “không biết”. Biết, nói thực ra rất đơn giản, không khó, đối nhân xử thế tiếp vật hoàn toàn dùng thập thiện, nghiêm túc tu thập thiện, nhất định phải đoạn ác, thì chúng ta niệm một câu danh hiệu này chắc chắn vãng sanh, chắc chắn thành công. Quí vị nhất định phải hiểu rõ, phải sáng tỏ.

A Di Đà Phật là người đại thiện đứng đầu của thế xuất thế gian. Lời nói này cũng không phải tôi nói, mà là Phật Thích Ca Mâu Ni nói ở trong “Kinh Vô Lượng Thọ”. Ngài tán thán Phật A Di Đà là “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, đây chính là người đại thiện đứng đầu của thế xuất thế gian. Phật Thích Ca Mâu Ni tán thán như vậy, trên thực tế, chính là đại biểu tán thán chung cho mười phương ba đời tất cả chư Phật. Tâm hạnh của chúng ta bất thiện thì làm sao có thể tương ưng với Phật A Di Đà được? Niệm một câu “A Di Đà Phật” này không tương ưng, cho nên bạn niệm không có hiệu quả. Những người niệm có hiệu quả đó, bạn quan sát tỉ mỉ, họ đều là người có tâm địa và hành vi lương thiện, vậy mới có thể vãng sanh.

Niệm Phật có công phu thật hay không, một chiêu cuối cùng hoàn toàn hiển lộ ra rồi. Bạn sống ở thế gian, bạn dùng đủ thứ phương tiện thiện xảo để che đậy người, lừa gạt người. Người ta gọi bạn là người thiện, bạn có được danh dự tốt, chưa chắc là sự thật, phải xem cách chết của bạn như thế nào. Một chiêu đó là không thể lừa người, công phu đích thực là xem ở chỗ này. Bạn ra đi rất tự tại, đi rất tự nhiên thì bạn là công phu thật. Nếu bạn ra đi có đau khổ, ra đi rất khó chịu thì bạn là đồ giả, bạn không phải thật. Một chiêu này không thể làm giả, không thể lừa người. Cho nên, chúng ta bất luận đối với xuất gia hay tại gia, công phu tu hành của bạn đến một chiêu cuối cùng toàn bộ đều lộ rõ. Cả đời có thể che đậy người, nhưng một chiêu cuối cùng không thể lừa người.

Trích từ bài giảng Kinh thập thiện nghiệp đạo (tập 76)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu rõ về năm thứ thiền

Kiến thức 12:00 26/06/2024

Chơn tánh không nhơ không sạch, phàm thánh không khác, nhưng thiền có cạn có sâu, giai cấp sai biệt. Ðứng về mặt chơn tánh thì không có cạn sâu, phàm thánh. Nhưng về phương pháp tu để ngộ chơn tánh, thì có cạn sâu, nên sau đây là giải thích cho chúng ta hiểu rõ có năm thứ thiền khác nhau.

Vai trò của Bồ tát trong đời sống

Kiến thức 09:09 26/06/2024

Bồ Tát có vai trò cục kỳ quan trọng, phát tâm thật vững chãi, lý tưởng thật rộng lớn để hoằng pháp độ sinh, giúp đời - hộ đạo. Bản chất cốt tủy của bồ tát là lòng đại từ bi, tất cả chúng sinh là đối tượng của lòng từ bi, lòng từ bi là nền tảng của tất cả hành động.

Vun trồng chánh niệm trong công việc

Kiến thức 16:39 25/06/2024

Michael Carroll đã nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng từ năm 1976, hoàn tất chương trình Phật học năm 1982, và là một giáo thọ được truyền thừa trong dòng thiền của Tây Tạng Chogyam Trungpa.

Kinh Thắng Man thực giải (Tinh yếu kinh Thắng Man)

Kiến thức 14:10 25/06/2024

Kinh Duy Ma Cật, có nam cư sĩ Bồ tát vĩ đại; kinh Thắng Man, có Thắng Man Phu nhân phát khởi chí nguyện Đại thừa tu bồ tát đạo, nguyện tu học và thấu triệt vô lượng Phật pháp.

Xem thêm