Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/11/2022, 20:00 PM

Tại sao lại phải trì giới? Mục đích là gì?

Lễ Phật, niệm Phật mà không trì giới giống như làm vườn có bón phân tưới nước nhưng không nhổ cứ để cỏ dại mọc hoang lan khắp vườn. Hình dung mảnh vườn như vậy sẽ thấy được tầm quan trọng và cần thiết cũng như công phu liên tục của sự trì giới.

Từ ngữ trì có nghĩa đen là nắm giữ trong tay không buông ra. Trì giới nôm na gọi là giữ giới là tuân theo đạo hạnh của Phật không ngưng nghỉ, thực hiện những điều răn cấm không được làm như ngũ giới gồm có không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.

Trì giới cũng như trì niệm, trì kinh nghĩa là thực hành liên tục không lúc nào ngưng nghỉ và không có một giới hạn thời gian nào, sao đó là thôi không cần thiết nữa. Tại sao lại phải trì giới? Mục đích là gì?

Xin thưa: Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường quen thói buông thả, phóng dật, hiểu nhầm thế là tự do, nên rất dễ bị dục vọng lôi cuốn vào con đường tà vạy tội lỗi. Không trì giới thì không tiêu trừ được ác nhân, mầm mống của tội lỗi tập nhiễm trong sinh hoạt hằng ngày.

Người trì giới giống như người làm vườn chăm lo nhổ cỏ dại. Người làm vườn sáng suốt nhận thức cần nhổ hết cỏ dại để cho mảnh vườn được tốt tươi sạch sẽ. Muốn cho cây cối tốt lành không phải chỉ bón phân tưới nước là đủ, không cần đến việc nhổ hết cỏ dại. Phân nước tốt cho cây cối mau có hoa có quả nhưng cũng rất tốt cho cỏ dại lan nhanh khắp vườn.

Thiện thần hộ người trì giới

177806264_1464235193927289_9148378623898045771_n

Hơn nữa, nhổ cỏ dại là công việc thường xuyên, hễ thấy mọc lên là phải nhổ, không phải là việc làm chỉ cần thực hiện một lần là xong, khỏi cần quan tâm tới nữa. Vườn tâm hay tâm địa của chúng sanh cũng vậy, gột sạch ác nhân tà niệm để tăng trưởng đạo hạnh theo sự soi sáng của Như Lai. Lễ Phật, niệm Phật mà không trì giới giống như làm vườn có bón phân tưới nước nhưng không nhổ cứ để cỏ dại mọc hoang lan khắp vườn. Hình dung mảnh vườn như vậy sẽ thấy được tầm quan trọng và cần thiết cũng như công phu liên tục của sự trì giới.

Muốn đỡ tốn công nhổ cỏ dại cần phải thường xuyên, lại cần phải nhổ ngay khi mới phát hiện cỏ mọc lú lên và nhổ hết cả rễ cỏ ăn sâu dưới đất. Nhổ ngay cỏ khi mới mọc công việc nhẹ nhàng đỡ tốn sức hơn khi để cỏ rậm rạp lan ra khắp nơi. Nhổ cả rể cỏ ăn sâu thì mới hy vọng mảnh vườn sạch sẽ trong thời gian lâu hơn trường hợp không nhổ hết rễ cỏ. Đừng tưởng một lần nhổ hết rễ cỏ là cỏ dại thôi không mọc nữa một cách vĩnh viễn, việc nhổ cỏ dại coi như không còn cần thiết nữa. Cỏ dại không mọc từ rễ vì đã nhổ hết rồi. Đừng tưởng lầm như vậy vì chỉ sau ít lâu cỏ dại lại xuất hiện do gió bay đem theo phấn hoa cỏ từ nơi khác đến mảnh vườn tưởng như đã hoàn toàn hết cỏ dại, kinh nghiệm làm vườn cho thấy rõ điều này.

Trì giới cũng vậy, cần phải tìm kiếm phanh phui những ác nhân, tà niệm tiềm ẩn trong tâm khảm hành giả tu học, phải thường xuyên sám hối để giữ cho tâm được thanh tịnh. Ác nhân gây nên nghiệp bất thiện có thứ dễ nhận thấy để sám hối như hành vi tội lỗi và lời nói bậy, có thứ khó nhận thấy nên không biết để mà sám hối như tà niệm, nghĩ bậy, chỉ nghĩ đến điều tà vạy nhưng không nói ra, không thực hiện, không bị dư luận phán xét chê cười hay luật pháp trừng trị. Đó là trường hợp ý nghiệp, khác với khẩu nghiệp và thân nghiệp.

Về mặt thực hành, việc trì giới và sám hối có nhiều khó khăn, nhiều trở ngại vi tế hơn việc nhổ cỏ dại. Lý do cỏ dại và người nhổ là hai thực thể riêng biệt, người quyết tâm nhổ chú ý là nhìn thấy cỏ dại dễ dàng; việc trì giới và sám hối là hành giả phải nhìn lại chính mình, nhìn sao cho thấy điều mình phạm giới để còn sám hối nguyện giải trừ. Hành giả phải lắng lòng cho an tịnh, lúc đó mới có thể nhìn thấy rõ vọng ngã, vọng tâm chao đảo của chính mình.

Vai trò chủ thể làm việc nhìn thấy và đối thể bị nhìn thấy lại là một người duy nhất, là chính hành giả không phải ai khác. Người phạm giới ví như người có vết bẩn ở mặt mình, mắt mình không sao nhìn thấy vết bẩn được. Muốn thấy cần phải soi gương hay nhờ người khác chỉ cho mới biết chỗ có vết bẩn, kế đó mới lau chùi cho sạch được.

Tất cả chúng sanh chúng ta ai cũng có vết bẩn trên mặt cả, duy đáng thương hơn cả là người không biết soi gương lại không có ai bảo cho mà biết để lau chùi cho sạch. Niệm Phật, trì giới và sám hối đi liền với nhau trong việc tu tập, hành giả không được phân biệt tách rời ra.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm