Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 30/10/2023, 18:00 PM

Tại sao mình phải chết vì một cảm xúc?

Chúng ta phải biết rằng cảm xúc là một cái gì tới, ở lại một thời gian, rồi cuối cùng nó cũng phải đi. Tại sao mình lại phải chết vì một cảm xúc? Đó là một tuệ giác mình cần phải có.

...Con người của mình được làm bằng nhiều yếu tố: sắc, thọ, tưởng, hành, thức (hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức). Đó là năm yếu tố làm thành con người. Cảm xúc chỉ là một phần nhỏ tí tẹo của mình thôi, tại sao mình phải tự tử vì một phần nhỏ bé như vậy. Cho nên mình phải học cách làm thế nào để xử lý được những cảm xúc đó, và mình phải trao truyền cho người trẻ khả năng đó.

Trước hết mình phải cho họ biết rằng cảm xúc là một cái gì tới, ở lại một thời gian, rồi cuối cùng nó cũng phải đi. Tại sao mình lại phải chết vì một cảm xúc? Đó là một tuệ giác mình cần phải có. You are much more than your emotion. Mình không phải chỉ là cảm xúc. Mình là hình hài, là cảm thọ, là tri giác, là tâm hành, là nhận thức. Khi biết điều này rồi, mình có thể học được phương pháp xử lý những cảm xúc mạnh.

Khi một cảm xúc mạnh tới, mình phải nhận diện nó. Giống như khi trời sắp có cơn giông thì sẽ có những dấu hiệu nhận biết. Khi đã mình thấy dấu hiệu đó rồi thì mình phải ngưng lại, phải trú lại, để đối phó với cơn giông bão. Phải ngưng hết mọi chuyện để lo chống bão. Mình ngồi xuống hay nằm xuống để theo dõi hơi thở. Ngồi tư thế hoa sen, bán già, kiết già, hoặc nằm dài ra với hai tay buông xuôi dọc theo thân. Bắt đầu theo dõi hơi thở, để ý hơi thở vào, hơi thở ra. Để ý đến sự phồng xẹp của bụng. Thở vào thấy bụng mình phồng lên, thở ra thấy bụng mình xẹp xuống. Chỉ để ý tới điều đó thôi. Đừng suy nghĩ. Đừng để tâm mình trên đầu mà hãy kéo tâm xuống dần tới bụng, xuống tới rốn, rồi thấp hơn nữa tới huyệt đan điền. Hết sức chú tâm vào huyệt đan điền đó. Mình có thể đưa tay sờ vào huyệt đan điền để cảm nhận sự phồng xẹp của bụng theo hơi thở. Phồng... xẹp, phồng...xẹp. Không suy nghĩ, chỉ để ý tới một chỗ đó thôi.

Làm sao để làm chủ cảm xúc của mình?

00

Nếu làm được như vậy thì có thể qua được cơn bão. Cơn bão tới một thời gian, 5 phút, 10 phút, có thể nửa giờ, nhưng nếu mình làm như vậy thì nó sẽ đi qua. Khi nó đi rồi thì mình sẽ không còn sợ nữa. Lần sau nó tới thì chỉ việc làm như vậy thôi. Cái đó gọi là deep breathing – thở sâu, hay belly breathing – thở bụng, chứ không phải chỉ thở bằng phổi. Chỉ để ý tới sự phồng xẹp của bụng. Hoàn toàn chấm dứt sự suy nghĩ.

Giống như trong lúc trời bão tố, mình thấy cái cây trước sân oằn oại trong gió bão, nếu để ý phía ngọn cây mình sẽ thấy cây rất mong manh và cảm giác cây có thể bị gãy. Tuy nhiên nếu để ý ở gốc cây, mình sẽ có cảm giác khác hơn, thấy cội cây vững chãi, với bao nhiêu rễ cắm sâu xuống lòng đất. Cơ thể mình cũng vậy, phía đầu óc, não bộ chỉ là cái ngọn nên khi có cảm xúc lớn, đừng để tâm ở trên đó mà phải đi xuống, thân cây là bụng, gốc cây là đan điền. Ôm lấy chỗ đó thì rất là vững. Mình sẽ thở vào, thở ra và nhận diện sự phồng xẹp của bụng mình. Làm được như vậy thì chắc chắn cảm xúc lớn của mình không thể đẩy mình tới chuyện làm bậy và tự tử.

Chỉ có một điều mình nên nhớ đó là: cảm xúc chỉ là cảm xúc, là một phần rất nhỏ của con người, tại sao mình phải chết vì cảm xúc? Đó là sự thật. Mình phải duy trì tuệ giác đó. Phải thực tập điều đó ngay ngày hôm nay, khi cảm xúc mạnh chưa tới, nếu không thì lúc đó mình sẽ quên ngay. Mỗi ngày phải thực tập năm phút, mười phút phương pháp thở bụng, trong tư thế nằm cũng như tư thế ngồi. Sau vài ba tuần điều này sẽ thành thói quen. Một ngày nào đó khi cảm xúc mạnh tới thì tự nhiên mình nhớ thực tập và mình sẽ vượt qua cảm xúc đó một cách dễ dàng. Mình không sợ nó nữa, sẽ thách thức nó: tới đi, không sao hết, ta biết cách để xử lý ngươi.

Khi biết được điều này rồi, mình phải dạy cho em mình, con mình, cháu mình làm cho được. Tuy còn nhỏ nhưng nó đã có cảm xúc và cả cảm xúc mạnh. Ba tuổi, năm tuổi đã có thể có cảm xúc mạnh rồi, đã có những đứa trẻ muốn tự tử. Thành ra mình phải nắm vững sự thực tập và giúp con em mình nắm vững. Mình nói: “Con nắm tay mẹ, con thở đi, hai mẹ con mình cùng thở. Có phải lúc mình thở vào, cái bụng mình phồng ra hay không? Có phải lúc mình thở ra, cái bụng xẹp xuống hay không ? Nào, hai mẹ con mình cùng thở... phồng... xẹp...”

Mình truyền năng lượng chánh niệm của mình cho nó, giúp nó quên đi những tư tưởng, những cảm thọ đang tràn ngập trong đầu nó. Giống như thiền hướng dẫn ở làng Mai mà các thầy, các sư cô làm, em bé nắm tay ba hoặc nắm tay mẹ và ba mẹ truyền cho con sự vững chãi của mình và hai cha con cùng thở vào, hai mẹ con cùng thở ra. “Con biết không, cái giận, cái buồn đó đến rồi đi, nếu mình biết thở thì cái nào mình cũng vượt thắng được. Và đây, ba đang thở với con, ba giúp cho con. Có Bụt ở trong lòng mình, yểm trợ cho mình.” Mình thực tập với con thì mai mốt khi ở một mình, cảm xúc tới, nó sẽ nhớ và thực tập và như vậy là mình cứu được đời của nó. Phải dạy nó thực tập liền, đừng đợi. Có rất nhiều người trẻ đã đi tự tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Xem thêm