Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/11/2023, 15:30 PM

Tại sao phải lạy Phật?

Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quí kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn. Vì quí kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện, bỏ hết những thói ngạo mạn cống cao.

Quí kính gương cao cả của Phật để mình noi theo.

Phước đức lạy Phật là tại chỗ đó.

Lễ Phật vì dẹp ngã mạn.

– Bản chất con người chúng ta lúc nào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang.

Ðó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, tiêu mòn công đức.

Phật tử biết được cái dở này, kính lạy Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình.

Kính lạy các ngài là tự mình thấy không bì kịp các ngài, biết mình thấp thì tánh ngạo mạn từ từ biến mất.

Khi lạy các ngài không mong một ân sủng nào, chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh của các ngài, tự thấy mình hèn hạ thấp thỏi, thế là mọi công đức từ đó phát sanh.

Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàng võ sĩ thì nể tay vô địch.

Kính trọng Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc tự nhiên chúng ta có dự phần trong ấy rồi.

Quả như câu nói “kính thầy mới được làm thầy”.

Chúng ta muốn dẹp bỏ những tánh xấu, tập tành đức hạnh, kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết vậy.

Niệm Phật, lạy Phật vừa tiêu trừ được nghiệp chướng vừa có lợi cho sức khỏe

01

Lễ Phật vì noi gương.

– Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốn học đòi noi theo gương của Ngài. Tại sao chúng ta phải học đòi theo gương đức Phật?

Bởi vì, Phật đã đầy đủ mọi công đức, trí tuệ từ bi viên mãn, nên chúng ta phải học theo.

Ðây chúng tôi đơn cử một công hạnh nhỏ xíu của Ngài, thử xem chúng ta có theo kịp không?

Một hôm, đức Phật một mình mang bình bát vào thôn xóm khất thực, bỗng có một người ngoại đạo biết Ngài và biết rõ Phật đi đến đâu ắt đệ tử của chúng đều bỏ đạo qui kính Phật.

Nổi tức, ông đi theo sau lưng Phật mạ lỵ đủ điều, Phật vẫn chậm rãi tiến bước đều đều không một lời đối đáp.

Ðến đầu đường, ông ta chạy đón trước mặt Phật, chặn lại hỏi:

- Cù-đàm thua ta chưa?

Phật ung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiết già đọc bài kệ:

" Kẻ hơn thì thêm oán

Người thua ngủ chẳng yên

Hơn thua hai đều xả

Ấy được an ổn ngủ. "

— (Kinh Trung A-hàm)

Ngoại đạo hối lỗi ăn năn lễ tạ.

Thử hỏi hành động này của đức Phật, chúng ta có ai dám tự hào cho mình làm được.

Nếu đem danh vọng giá trị so sánh, đức Phật là một vị giáo chủ trong tôn giáo, một vị Thái tử ở thế gian, chúng ta hiện nay là một tín đồ trong tôn giáo, một kẻ tay trắng ở thế gian, đức Phật bị mạ lỵ mà không tức giận, chúng ta bị mạ lỵ có tức giận chăng?

Nếu chúng ta không tức giận cũng chưa dám bì với đức Phật, vì giá trị danh vọng của chúng ta có ra quái gì.

Huống là, bị mạ lỵ chúng ta liền nổi giận ầm ầm.

Nhìn lại đức Phật thử xem chúng ta cách Ngài bao xa?

Thế thì lạy Ngài bao nhiêu mới xứng đáng trong việc noi gương theo Ngài?

Ðến như tâm từ bi, trí giác ngộ của Phật, sánh với chúng ta thật là trời cao vực thẳm.

Ðời đời kính lễ Ngài, cũng là cái hãnh diện của chúng ta, biết kính người đáng kính.

Thế mà, có một ít người thấy chúng ta lạy Phật, họ tỏ vẻ ngạo nghễ.

Hãy nghe câu chuyện đối đáp này:

Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh.

Thấy em, quân nhân liền hỏi:

- Em đi đâu thế?

Bé gái đáp:

- Em đi chùa lễ Phật.

Quân nhân hỏi:

- Tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì?

Bé gái hỏi lại:

- Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không?

Quân nhân đáp:

- Sáng nào cũng chào cờ.

Bé gái hỏi:

- Cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào?

Quân nhân đáp:

- Chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chớ không phải chào vải màu.

Bé gái nói:

- Cũng thế, em lạy tinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượng trưng qua hình tượng chớ không phải lạy gỗ lạy xi măng.

Quân nhân đành thôi.

Chọn một hành động có ý nghĩa là con người tỉnh sáng.

Khi đã nhận định kỹ việc làm của mình, dù có bị chê khen, chúng ta vẫn an ổn thực hành.

Chỉ có những kẻ xu thời, thấy ai khen cái gì chạy theo cái nấy, mới bàng hoàng khi bị ai phê bình hành động của mình.

Ði chùa lạy Phật đã mang sẵn những ý nghĩa của nó, dù có ai chê là mê tín…, ta vẫn an nhiên.

Ðạo đức có hay không, do lòng ta biết kính trọng người đạo đức hay không.

Do lòng kính trọng mới thúc đẩy chúng ta học đòi và bắt chước theo người đức hạnh.

Lạy Phật là động cơ đẩy mạnh chúng ta tiến mãi trên đường giác ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Kiến thức 12:00 28/04/2024

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Làm thế nào có thể niệm Phật trong môi trường ồn ào?

Kiến thức 10:52 28/04/2024

Đối với hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, một lòng tha thiết trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độ mà có những giấc mơ thấy Phật, Bồ tát và hoa sen là điều rất quý hóa, chứng tỏ bạn có duyên lành với pháp môn niệm Phật.

Ngày giờ tuổi tác tốt xấu?

Kiến thức 10:00 28/04/2024

Người ở thế gian mỗi khi làm một việc gì thì đi coi ngày giờ, tuổi tác. Nhưng quý vị thấy rằng ngày giờ mà có thể quyết định được tốt xấu thì không cần ai phải tu tập nữa.

Cần làm gì khi tu niệm Phật thấy thánh cảnh hiện ra?

Kiến thức 09:01 28/04/2024

Có rất nhiều người tu thiền khi đạt đến cảnh giới nhìn thấy Phật, nhìn thấy hoa báu. Nhưng vì động tâm nên khi vừa bước xuống đỉnh lễ thì bị cuồng chấp cho rằng mình chứng ngộ, chấp mình là vị thánh hay người có khả năng cứu độ chúng sinh.

Xem thêm