Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/01/2022, 08:16 AM

Tại sao phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật khi có người mất ?

Có bạn hỏi, khi người thân qua đời vì sao phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật? Như vậy tâm thức vẫn cần một sự "dẫn dắt" hay sao?

coiphatadida

Sinh mệnh là sự hình thành và trở nên không gián đoạn, nhưng không có một nguyên nhân ban đầu sinh ra, dù vô minh vẫn được nhắc đến trong chi hành đầu tiên của 12 nhân duyên.

Trong 12 nhân duyên, từ vô minh đến sinh lão bệnh tử, luôn được mô tả và hiểu như một vòng tròn không dứt, tiếp nối không gián đoạn. Và bởi một sự sinh khởi là do rất nhiều duyên tác động (trùng trùng nhân duyên, không thể chia tách), chứ không thể là một nguyên nhân đầu tiên và duy nhất, càng không thể là không nguyên nhân. 

Cái căn cứ để đòi hỏi cho nguyên nhân của mọi nguyên nhân là không có giới hạn, không thể xác định (về) một điểm khởi đầu. Do đó, dù được nhắc đến đầu tiên, nhưng "vô minh" cũng cần phải gọi cho đầy đủ là duyên vô minh. 

Từ cái Không (ngã tướng) của vạn hữu mà sinh ra vô số pháp. Bởi cái có ngã tướng là cái bị thấy, bị giới hạn trong cái bị thấy. Cái thấy của kinh nghiệm thường nghiệm lại sai lầm, nhưng cái sai lầm ấy được nhận là "đúng" nên hình thành duyên vô minh. Do đó, vô minh và lão tử cũng được xem là pháp (có thể hiểu là khái niệm), nhưng (một) "pháp" để gọi tên (khái niệm) không bao giờ bao quát hết các duyên phát sinh ra nó, và nếu tách biệt thì sẽ có các khái niệm chồng lên khái niệm. 

Như vậy mọi giải thích không bao giờ đi đến tận cùng nguyên nhân. Ngay cả khái niệm "Tánh Không" cũng vậy, vì không thể tập hợp hết các duyên của pháp để gọi tên, và do trong một pháp có tất cả pháp, nên không có cái pháp hữu ngã tồn tại độc lập bất biến, chứ "Không" không phải không có gì hết. 

"Không" cũng là một pháp cấu thành bởi duyên khởi, bởi không có pháp hữu vi, thuộc tục đế thường nghiệm thì không có "Tánh Không" thuộc chân đế (như thị tánh và như thị tướng).Sống trong thế giới mà tư duy khái niệm được xem là chủ đạo thì "Không" là căn bản của duyên khởi, vì thật tướng của vạn pháp vốn vô tướng. Cái tướng hiện tồn chỉ là giả tướng của pháp hữu vi.

Vì tâm thức chiêu cảm ra thiên đường, tịnh độ, địa ngục...nên sinh ra vô số duyên thiện, duyên ác được huân tập thúc đẩy từ trong chủng tử nghiệp. Do đó, với tâm thức người vừa qua đời, rất cần các duyên, các trợ duyên nhắc nhớ các chủng tự hiện hành dẫn dắt (tiếp dẫn) về nẻo thiện lành, cõi sống thiện lành, cảnh giới thiện lành. 

niem-phat-1-0815

Như vậy niệm Phật A Di Đà tiếp dẫn, cũng chính là tác động đến duyên hành, được huân tập trong chủng tử nghiệp, theo đó tâm thức tuỳ xứ thọ sinh. Nhìn bằng tục đế thì có vẻ như có sự trợ giúp ngoại duyên, nhưng nhìn chân đế thì một duyên là do vô nhân duyên hợp lại hình thành một pháp hành, là duyên hành dẫn dắt đến các chi phần khác trong chuỗi vận hành từ vô minh đến lão tử. Không có gì thần bí ở đây cả, vì địa ngục hay tịnh độ thiên đường cũng do tâm thức, nghiệp thức này chiêu cảm ra.

Nói tánh của vô minh tức Phật tánh chính là nói chung cho cái duyên vô cùng vô tận không thể chia chẻ, tách rời mà có một pháp độc lập. Do đó nói sinh lão bệnh tử là nói trong hiện tướng (cái gì có hiện tướng cái đó là giả tướng) của khái niệm, giữa cái thấy và cái bị thấy (ngang đó) tương tác nhau, chứ kỳ thực không có vô minh cũng không có sinh lão bệnh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Là người khéo biết an trú vào Phật pháp

Kiến thức 07:25 19/04/2024

Vốn dĩ thế giới bên ngoài dao động, tâm chạy theo sinh khởi bất an. Làm sao để tâm an trước sự thay đổi của thế giới bên ngoài? Đây là một điều khó, nếu một người không có sự tu tập đúng đắn.

Yếu nghĩa của Dược sư quán đỉnh Chân ngôn

Kiến thức 06:37 19/04/2024

Kinh Dược Sư chép rằng: đức Thích Ca Như lai bảo với Mạn Thù Thất Lợi để nhắc tích rằng: “Bấy giờ đức Thế Tôn kia vào định tam ma địa tên là “Dứt trừ tội khổ cho tất cả chúng sinh”.

Xem thêm