Tại sao Phật giáo lại cấm trộm cắp

Trộm cắp là trọng giới thứ hai trong Ngũ giới, theo Phật Học Tinh Yếu: “Riêng về giới này, Đức Phật khuyên chúng ta không nên trộm cắp: “Từ vật trọng như châu báu vàng bạc, đến vật mọn như cọng rau, trái ớt, mũi kim. Ðại khái những vật gì người ta không cho mà mình cố lấy, đều thuộc về trộm cắp.”

Trộm cắp là trọng giới thứ hai trong Ngũ giới của Phật Pháp. Theo Phật Học Tinh Yếu: “Riêng về giới này, Đức Phật khuyên chúng ta không nên trộm cắp: “Từ vật trọng như châu báu vàng bạc, đến vật mọn như cọng rau, trái ớt, mũi kim. Ðại khái những vật gì người ta không cho mà mình cố lấy, đều thuộc về trộm cắp.”

Nếu phân biệt rộng ra, thì trộm cắp có nhiều hình thức như: Lén lút mà lấy, ỷ bè đảng mạnh giựt ngang, cậy quyền thế làm tiền kẻ yếu, nhân lúc người túng ngặt cho vay nặng lời hoặc cầm mua với giá rẻ mạt, tích trữ đầu cơ để bán chợ đen, cân non, đong thiếu, trốn thuế, lậu đò, mưu mô lường gạt để lấy của… Tóm lại: Bất cứ hình thức nào, nếu do lòng gian tham lấy của tư hay công trong trường hợp bất chính, đều thuộc về trộm cắp.

*Vì sao Đức Phật lại chế giới cấm trộm cắp? Bởi đối với tài vật sở hữu ta biết tôn trọng giữ gìn, mà trở lại cố chiếm đoạt của người, đó là trái lẽ công bình. Khi ta mất hay vô ý đánh mất một số tiền hoặc vật chi, ta lo buồn ăn ngủ không yên; tại sao lại đang tâm lấy của người để cho họ phải khóc than, đau khổ. Ðó chính là thiếu lòng từ bi. Trộm cắp gây cho phạm nhân bị tù tội, bị khinh chê cha mẹ gia đình cũng buồn rầu xấu hổ.

Hơn nữa, nếu trộm cắp làm cho người lâm cảnh nghèo khổ hoặc thất chí quyên sinh, thì kẻ gây nhân phải chịu nghiệp báo không nhỏ. Theo kinh Phật, kẻ trộm cắp sẽ bị những ác quả, nhẹ thì vất vả nghèo hèn, nặng phải làm Súc-sanh để trả nợ, hoặc bị đọa vào Địa-ngục. Cho nên vì lẽ công bình, vì lòng từ bi, vì giữ nhân cách, vì tránh ác báo, Ðức Thế-Tôn khuyên răn không nên trộm cắp.

Nếu giữ giới không trộm cắp, mà lại có lòng xót thương giúp đỡ bố thí, thì sẽ được mọi người kính yêu, lòng từ bi và các phẩm lành tăng tiến, tài vật đầy đủ khỏi cảnh nghèo nàn, thường được sanh lên cõi trời cõi người hưởng phước an vui.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn
Phật Giáo
Phật Giáo

Món quà từ vô thường

Phật pháp và cuộc sống 09:28 17/02/2025

Cứ mỗi tháng Giêng tôi lại chọn một từ. Tôi sử dụng từ này như một thỏi nam châm cho năm tới, để truyền cảm hứng cho tôi, an ủi tôi, khuyến khích tôi và thay đổi tôi.

Càng lớn tuổi càng phải học Phật

Phật pháp và cuộc sống 16:43 16/02/2025

Việc học Phật không giới hạn ở độ tuổi nào; ngược lại, càng lớn tuổi, việc tiếp cận và thấu hiểu Phật pháp càng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống. Dưới đây là những lý do vì sao người lớn tuổi nên học Phật:

Chỉ có một cõi tịch nhiên, không ai đến không ai rời đi

Phật pháp và cuộc sống 14:12 16/02/2025

Không có vô minh, không có già chết. Chỉ có sự hiện hữu thuần khiết, không còn dấu vết của thời gian.

Giúp người lúc khó khăn và nhân quả nhiệm mầu sau 24 năm

Phật pháp và cuộc sống 12:40 15/02/2025

Giữa thời buổi khó khăn, nhà cửa và vàng lên giá với tốc độ không ngờ, vợ chồng tôi quyết định tách khỏi gia đình chồng, dẫn theo hai đứa con thơ đi mua nhà.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo