Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/11/2019, 16:36 PM

Tâm an vui, cảm nhận pháp lạc theo chánh pháp

Khi biết dùng trí tuệ suy xét như thế thì lòng tham dục của chúng ta sẽ dứt, mà thay vào đó là tình thương yêu nhân loại thân thiết, không còn có sự phân biệt của ta, của người, mà chỉ là tình thương bình đẳng trong nhà phật, nó thì dễ như thế, chứ mấy ai thoát được lưới tình.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Trong dòng đời xuôi ngược, hàng ngày con người phải tiếp xúc biết bao cảnh vui có, buồn có, hơn thua, được mất, vinh nhục .v..v.. con người mãi trôi nổi trên những làn sóng biến dịch luân hồi tâm thường bị xao động, dong ruỗi theo cảnh duyên, nên mãi khổ đau. Người đệ tử Phật hiểu rõ lý duyên khởi, ngay trong hiện tại chúng ta biết chế ngự mọi hành vi tạo tác các nghiệp ác, thì không những tất cả chuyển được hoàn toàn cái nghiệp chúng ta đang thọ lãnh, mà còn chấm dứt khổ quả trong tương lai.

Người tu muốn tâm được an lạc thì lòng phải giữ vững niềm tin với phật pháp, phát bồ đề tâm với tấm lòng luôn hướng về thiện pháp, lòng đầy nhiệt huyết chuyên tâm tu hành, nương tựa vào chúng tăng huynh đệ, trong mỗi việc làm của mình dù lớn dù nhỏ cũng phải làm theo tinh thần tự nguyện, tự giác, không gò ép bởi ai,nên đã vào chùa thì phải tu hành đàng hoàng,không được lơi lõng buông thả, mà phải tự mình khắc kỷ, thường xuyên tự nhắc nhở mình...

Người tu muốn tâm được an lạc thì lòng phải giữ vững niềm tin với phật pháp, phát bồ đề tâm với tấm lòng luôn hướng về thiện pháp, lòng đầy nhiệt huyết chuyên tâm tu hành, nương tựa vào chúng tăng huynh đệ, trong mỗi việc làm của mình dù lớn dù nhỏ cũng phải làm theo tinh thần tự nguyện, tự giác, không gò ép bởi ai,nên đã vào chùa thì phải tu hành đàng hoàng,không được lơi lõng buông thả, mà phải tự mình khắc kỷ, thường xuyên tự nhắc nhở mình...

Đức Phật dạy: “Người xuất gia khi đối diện với những thạnh suy của cuộc sống, tâm lý không được xao động buông lơi, thả lỏng những khát vọng và những chiều hướng tâm tánh hoang dại của mình, không được than vãn trách móc, không  tạo điều kiện cho phiền não phát sinh mà phải an trú trong sự định tỉnh tâm hồn, sẽ luôn luôn cảm thấy an bình, thanh thản với nụ cười trên môi phát xuất từ tận cùng tâm trí ta”. Mỗi tình huống, vui hay không vui mong ước hay không mong ước, chúng ta không nên bức xúc, khắc khoải, lo âu, tập dần đức tính buông xả, rộng lượng, bao dung và biết cảm thông với người khác. Một con người luôn sống với một tâm hồn luôn cỡi mở thì nhìn đâu cũng cảm thấy đẹp, cũng thật là đáng yêu.

Bài liên quan

Trong cuộc sống chúng ta không thể tồn tại một cách độc lập mà phải đặt giữa cái mối quan hệ trong xã hội, nên phải tiếp xúc, ứng xử giữa người này với người khác, một ngày phải đóng không biết bao nhiêu vai trên sân khấu của cuộc đời, muốn sống cho trọn vẹn, không nên sống với cái tâm ích kỷ hẹp hòi,  vì sống như vậy sẽ làm khô héo tâm hồn ta, và tự mình làm cho mình cô độc giữa bao nhiêu người khác. Nên phải mở lòng sống cho chân thật và thông thoáng sẽ giúp mình học hỏi được nhiều điều bổ ích, cũng như tưới tẩm tâm hồn mình được trẻ trung hơn. Người nào sống luôn lo âu khắc khoải, tính toán, phiền muộn nhiều, thì các Nơron thần kinh sẽ chết rất mau nên sẽ bị lão hóa, nhiều bệnh tật, đôi khi chết bất đắc kỳ tử cũng nên. Do đó người học Phật việc chính yếu là phải thường xuyên cảnh tỉnh tự sửa mình, với những tâm lý tham lam, sân hận, si mê phải hóa giải dần dần, càng nhiều càng tốt, tu làm sao để có được chánh kiến, để nhìn nhận sự vật một cách chân chánh làm phát triển định tâm, tạo sự cân bằng tâm tư khi phải đối diện với cuộc sống. Thông thường người đời thường bị chao đảo theo hoàn cảnh môi trường xung quanh, bị trói buộc bởi hình danh sắc tướng của sắc đẹp, tiền tài danh vọng… nên khổ đau nhiều.

Tu hay không tu, hạnh phúc hay khổ đau là do ở nơi ta, còn cảnh xung quanh chẳng qua là thử thách trở duyên trên đường tu hành. Nếu chúng ta là kẻ thật tu, thì dù có gặp người con gái xinh đẹp mỹ miều kia, ta vẫn an nhiên vì lúc ấy ta có trí tuệ để phán xét sự vô thường, không bền chắc

Tu hay không tu, hạnh phúc hay khổ đau là do ở nơi ta, còn cảnh xung quanh chẳng qua là thử thách trở duyên trên đường tu hành. Nếu chúng ta là kẻ thật tu, thì dù có gặp người con gái xinh đẹp mỹ miều kia, ta vẫn an nhiên vì lúc ấy ta có trí tuệ để phán xét sự vô thường, không bền chắc

Bài liên quan

Người tu cũng là một con người nên bị ảnh hưởng khá nhiều, người thật tu thật học, có trí tuệ quán chiếu mới thật sự thoát ra chúng được. Khi biết rằng chúng ta là người xuất gia tu hành, phải có một chí nguyện hướng thượng, tâm vượt lên trên sự ham muốn thường tình của thế gian mới mong có được một đời sống phạm hạnh làm nơi quy ngưỡng cho mọi người. Chặng đường tu hành cũng chông gai thử thách lắm, là một quá trình đấu tranh trường kỳ giữa tâm và sự cám dỗ hấp dẫn của bao nhiêu chuyện đời, mà đều khó nhất đối với một Tu Sĩ đang sục sôi nguồn sống trẻ trung, tâm sinh lý đang ở thời kỳ sung mãn nhất, trong lòng sẽ cảm thấy cô đơn hoang vắng, thiếu thốn tình cảm nên dễ bị tình ái làm lung lạc.

Bản chất sắc đẹp hay tình ái vốn nó không phải là xấu xa, đó là món quà hiến tặng cho con người, nhưng con người luôn có lòng tham muốn vị kỷ, chấp thủ, thương yêu mà không hiểu biết thì làm sao không bị vướng mắc và chỉ gây đau khổ cho người mình yêu mà thôi. Phật dạy thương yêu mà hiểu biết chính là lòng từ bi, thương người nhưng không phải vì lòng ái nhiễm, theo sự tham muốn dục vọng  của mình, thì thứ tình thương ấy chính là nhựa sống cho mầm tâm mình phát triển xanh tươi, tình yêu phải là bao la hiến tặng cho người mà không vụ lợi, dựa trên chất liệu của tình thương theo lời phật dạy. “Tình thương bao la và bình đẳng”.

Nếu bị sắc đẹp làm dao động tư tưởng là do chúng ta thiếu trí tuệ chứ không phải đổ lỗ cho ai hết, không nên  biện bạch mọi chuyện, nào là do hoàn cảnh đưa đẩy, nào là do sự cám dỗ tác động của đối phương, do hết duyên với Phật Pháp… nói chung là dùng đủ mọi lý lẽ để che đậy, chạy lỗi cho mình, không dám thừa nhận sự thật là do chính bản thân mình, cũng giống như người lợp nhà mà không kín thì sẽ bị nước mưa thấm làm dột nhà làm điều tất nhiên.

Người tu cũng là một con người nên bị ảnh hưởng khá nhiều, người thật tu thật học, có trí tuệ quán chiếu mới thật sự thoát ra chúng được. Khi biết rằng chúng ta là người xuất gia tu hành, phải có một chí nguyện hướng thượng, tâm vượt lên trên sự ham muốn thường tình của thế gian mới mong có được một đời sống phạm hạnh làm nơi quy ngưỡng cho mọi người.

Người tu cũng là một con người nên bị ảnh hưởng khá nhiều, người thật tu thật học, có trí tuệ quán chiếu mới thật sự thoát ra chúng được. Khi biết rằng chúng ta là người xuất gia tu hành, phải có một chí nguyện hướng thượng, tâm vượt lên trên sự ham muốn thường tình của thế gian mới mong có được một đời sống phạm hạnh làm nơi quy ngưỡng cho mọi người.

Như vậy tu hay không tu, hạnh phúc hay khổ đau là do ở nơi ta, còn cảnh xung quanh chẳng qua là thử thách trở duyên trên đường tu hành. Nếu chúng ta là kẻ thật tu, thì dù có gặp người con gái xinh đẹp mỹ miều kia, ta vẫn an nhiên vì lúc ấy ta có trí tuệ để phán xét sự vô thường, không bền chắc.

“Rồi một ngày kia, hương sắc tàn

 Tuổi đời chôn lấp bụi trần gian

Tới lui mấy độ quan san ấy

Thầm gởi cho đời một tiếng than”

Bài liên quan

Khi biết dùng trí tuệ suy xét như thế thì lòng tham dục của chúng ta sẽ dứt, mà thay vào đó là tình thương yêu nhân loại thân thiết, không còn có sự phân biệt của ta, của người, mà chỉ là tình thương bình đẳng trong nhà phật, nó thì dễ như thế, chứ mấy ai thoát được lưới tình. Do vậy, chúng ta là kẻ thật tâm tu hành cần phải nổ lực chuyên tâm thiền quán,lâu ngày mới dứt được sắc ái của trần gian, không phải một ngày một bữa mà thành công được, nói đòi hỏi tính kiên nhẫn, kiên chí lâu dài của chính bản thân ta, không ai có thể giúp được nếu chúng ta không thật lòng tu hành.

Sự thăng bằng chân thật của tâm trí đặt nền tảng trên sự thức tỉnh thì tâm hành giả càng ngày cũng được lớn dần, nguồn vui sẽ luôn hiện hữu quanh ta ngay trong phút giây tu tập hiện tại này.

Sự thăng bằng chân thật của tâm trí đặt nền tảng trên sự thức tỉnh thì tâm hành giả càng ngày cũng được lớn dần, nguồn vui sẽ luôn hiện hữu quanh ta ngay trong phút giây tu tập hiện tại này.

Bài liên quan

Người tu muốn tâm được an lạc thì lòng phải giữ vững niềm tin với phật pháp, phát bồ đề tâm với tấm lòng luôn hướng về thiện pháp, lòng đầy nhiệt huyết chuyên tâm tu hành, nương tựa vào chúng tăng huynh đệ, trong mỗi việc làm của mình dù lớn dù nhỏ cũng phải làm theo tinh thần tự nguyện, tự giác, không gò ép bởi ai,nên đã vào chùa thì phải tu hành đàng hoàng,không được lơi lõng buông thả, mà phải tự mình khắc kỷ, thường xuyên tự nhắc nhở mình, sống và làm việc phải  đặt lợi ích của mọi người lên trước tiên, sẽ tìm thấy niềm vui thật sự trong lòng. Niềm vui, niềm phấn khởi nơi cửa thiền chính là pháp lạc để tưới tẩm tâm hồn của hành giả. Là nguồn hạnh phúc vô  tận mà ta sẽ cảm nhận được nhờ sự thật tập thiền quán để đạt được trạng thái trầm tĩnh thực tế, để giải quyết những khó khăn của cuộc đời. Hay nói khác hơn là sự thăng bằng chân thật của tâm trí đặt nền tảng trên sự thức tỉnh thì tâm hành giả càng ngày cũng được lớn dần, nguồn vui sẽ luôn hiện hữu quanh ta ngay trong phút giây tu tập hiện tại này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm