Từ Di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Trí Quang nghĩ về chánh pháp
Nói về Tổ thầy, những bậc sáng đạo đã để lại công hạnh, di huấn cho đời sau của hàng thánh tăng ở nước ta chắc nhiều người đã rõ. Nhưng trong tháng năm này, Di huấn của cố Đại lão HT Trí Quang đến với chúng ta thật sự có ý nghĩa về việc tiếp nối sự biểu hiện giữ gìn của chánh pháp.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy
Trong bối cảnh hiện nay, Phật giáo không sao tránh khỏi những tác động mạnh mẽ từ xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường. Để tiếp tục phát huy những giá trị tích cực của mình, Phật giáo phải biết tự giữ gìn, bồi đắp và đổi mới cho phù hợp với thời đại. Điều nêu trên là ý kiến của không ít các Trưởng lão Hòa thượng khi nhìn nhận đời sống xã hội và đạo Phật hiện nay.
Không cần phải nói thêm về những chướng duyên vừa qua mà Phật giáo gặp phải ở giai đoạn này. Nhưng sau những bất ổn ấy, mới đậy không chỉ riêng những người Phật tử mà không ít cư dân mạng quan tâm đến Phật giáo đều bày tỏ lòng tán thán về Di huấn cũng như việc làm của chùa Từ Đàm, Tp. Huế qua thông báo việc thực hiện di huấn của Cố Đại lão HT Trí Quang.
Như chúng ta đã biết, theo thông báo của chùa Từ Đàm về tang lễ Đại lão Hòa thượng Trí Quang - Di huấn gồm 6 điều, ở đây xin được nêu ngắn gọn điều 3 và điều cuối cùng mà Cố Đại lão HT căn dặn đó là: “Không bàn thờ, bát nhang, báo tang, thành phục, đưa đám, phúng điếu…không thông báo và mời ai dự cả”. Về lễ nghi Cố Đại lão HT cũng căn dặn: “chỉ tụng một trong các kinh: Địa tạng, Kim cương, Bồ tát giới, Pháp hoa và Thủy sám”.
Về phía chùa Từ Đàm: “Theo Di huấn của Cố Trưởng lão HT Trí Quang, chúng tôi (tức Ban tang lễ) xin Chư vị Tôn thiền đức và quý Phật tử chỉ đến viếng rồi về và xin miễn tất cả phúng điếu (kể cả vòng hoa). Xin chư Tôn thiền đức và quý Phật tử từ bi hoan hỷ” (trích nguyên văn di huấn).
Thưa đạo hữu và bạn đọc!
Đọc những lời Di huấn của Cố Trưởng lão HT Trí Quang qua thông báo của chùa Từ Đàm, không chỉ riêng người viết mà chắc không ít người cảm thấy một điều gì đó trống vắng nếu không muốn nói là hụt hẫng. Song, ‘chính niệm’ suy ngẫm sâu đôi chút về giáo lý thì bỗng nhiên sự trống vắng ấy sau đó như được bù, bởi chánh Pháp đạo Phật vẫn luôn hằng còn. Và Di huấn của cố Đại lão HT dường như làm cho chúng ta (những người con Phật) tỉnh thức, và vững vàng hơn trên lộ trình giác ngộ - giải thoát. Và cũng từ Di huấn này coi đây như một tấm gương phản chiếu giúp ta nghĩ sâu hơn về tự tánh “giác hạnh, giác tha” trong giáo lý đạo Phật để ta có thêm nghị lực và năng lượng gìn giữ và bảo tồn Chánh pháp của Như Lai.
Nói về Tổ thầy, những bậc sáng đạo đã để lại công hạnh và di huấn cho đời sau của hàng thánh tăng ở nước ta chắc nhiều người đã rõ. Nhưng trong tháng năm này, Di huấn của cố Đại lão HT Trí Quang đến với chúng ta thật sự có ý nghĩa về việc tiếp nối sự biểu hiện giữ gìn của chánh pháp.
Nhắc nhớ về công hạnh của cố Đại lão HT trong những ngày này đã có nhiều bài viết nêu đầy đủ về sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của cố HT Trí Quang. Ở đây người viết chỉ xin bày tỏ cảm xúc của mình khi nhìn vào bức ảnh chụp năm 1963 đi theo bài viết của tác giả Hoàng Hải Vân trên (phatgiao.org.vn) có lời chú thích tại bức ảnh, đó là tấm hình chụp (1/9/1963) khi ấy Thượng tọa đang trong giai đoạn tuyệt thực 100 ngày, với tâm thân gầy guộc nhưng đôi mắt thì ngời sáng đủ thấy đạo lực của Thầy Trí Quang lúc đó trong giai đoạn của cuộc “Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam” cũng như “lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ Diệm” thời pháp nạn thật rõ ràng. Để minh định cho tinh thần bảo vệ và giữ gìn chánh pháp của đạo Phật, chúng ta hãy đọc đôi dòng dưới đây của cố Đại lão HT Trí Quảng trong giai đoạn này sẽ rõ: “Chúng tôi nguyện đem xương máu trang trải cho Phật giáo và nếu chết là chết như cái chết của chân lý trước Bạo - lực, chứ không phải bạo lực nầy chết vì kém bạo lực khác” (nguyên văn).
Chứng kiến và đi qua gần một thế kỷ với biết bao biến động, đổi thay trên quê hương, thế mà phần cuối tự truyện của mình cố Đại lão HT Trí Quang chỉ viết những dòng tâm tư ngắn gọn ôm chứa tinh thần vô ngã theo giáo lý như thế này (xin dẫn nguyên văn): “Rốt cuộc tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời “không vẫn hoàn không”, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay cả như truyện này, vì không thể không có nên phải viết và phải in ra thôi. “Không vẫn hoàn không” là Phật cho, tôi tôi mới được như vậy”.
Thấu tỏ Pháp không, cố Đại lão HT-Trí Quang triệt ngộ pháp Không bằng Di huấn, theo thiển nghĩ của người viết thì đây cũng là bản nguyện của Thầy trước thiền môn cũng như tất cả chúng ta hãy vì chánh Pháp của Phật giáo mà hành trì. Nhân nói đến điều này, người viết bỗng nhớ tới bốn câu thơ (kệ) của Nhị Tổ Trúc lâm Yên Tử. Đó là ngài Pháp Loa lúc sắp Viên tịch đêm (mồng 1 tháng 3 năm 1330) khi đó, môn đệ thấy ngài bất động các đệ tử bạch:
- “Bạch thầy, người xưa lúc sắp về đều có lời kệ để lại chỉ bảo, sao chỉ có riêng thầy là không có?
Nghe vậy, ngài mới xua tay chỉ cho đệ tử rời khỏi phòng, gượng dậy vê bút viết:
“Muôn duyên cắt bỏ được thân nhàn
Hơn bốn chục năm mộng ảo gian
Nhắn nhủ mọi người đừng viếng hỏi
Bên này, trăng gió cũng mênh mang.
Viết xong ngài ngồi nguyên thế kiết già rồi tịch (thọ thế 46 tuổi)
Theo bài kệ trên, ta thấy cuộc sống thế gian đối với bậc đạt đạo giải thoát ra đi thật nhẹ nhàng không luyến tiếc. Nói như thế không có nghĩa là Tổ có ý mếch lòng gì với thế gian (nếu hiểu theo cách đó là hiểu lầm). Qua sử liệu nói về Nhị tổ Pháp Loa chúng ta thấy hành trạng của ngài đối với Trúc lâm Yên Tử nói riêng và Phật giáo nước nhà thật to lớn. Và khi nguyện hạnh của ngài đã mãn (tức xong việc) thì ngài về bên kia “nhắn nhủ mọi người đừng viếng hỏi / Bên này, trăng gió cũng mênh mang”. Đọc hành trạng của Nhị Tổ Pháp Loa ta thấy rất rõ công lao to lớn toàn diện của ngài đối với Phật giáo. Chính vì điều này mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã trao y bát cho ngài nối dòng Thiền tông mà ta vẫn gọi là dòng thiền Nhập thế Trúc lâm Yên Tử, hay còn có tên khác là Như Lai Thanh tịnh thiền; hoặc dòng Thiền Thích Ca Văn. Pháp Loa là tổ thứ 35 tiếp nối Huyền Quang là Tổ cuối cùng nối dòng thiền này.
Nói thế để thấy, trước sự ra đi (giải thoát giới) của các Tổ thầy, chúng ta thấy không ít thì nhiều, các bậc giải thoát đều có Di huấn, có điều chúng ta cảm nhận về di huấn và thực hiện nó như thế nào. Với Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông ngài chỉ nhắc nhở trong câu thơ thiền nhập thế như thế này, “Muôn việc nước chảy theo nước / trăm năm lòng tự hỏi lòng”. Thế thôi mà câu thơ nhập thế ấy cứ luôn văng vẳng bên lòng.
Trở lại với vấn đề thực hiện chánh Pháp theo Công văn 31 của Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và những tín ngưỡng khác không phải của Phật giáo, chúng ta là người Phật tử nên thao thức. Đó là sự thao thức, là câu hỏi mà mỗi người Phật tử chúng ta đều phải có trách nhiệm để bảo vệ ngôi nhà Chánh Pháp của Như Lai. Ở đây xin được nhắc lại, từ thế kỷ 13 Tam tổ Trúc lâm đã ra sức dẹp bỏ những gì không phải của Phật giáo làm mê hoặc quân dân Đại Việt đã được các ngài thực thi có hiệu quả trong việc chống mê tín dị đoan. Và hôm nay, với Di huấn của cố đại lão HT Trí Quang ta lại thấy sự tiếp nối biểu hiện của tinh thần giữ gìn chánh pháp. Điều đó, như nhắc nhở chúng ta những người con Phật, cũng như những ai quan tâm đến tinh hoa của Phật giáo tiếp tục phát huy trí tuệ của đạo Phật, để tỏ lòng tri ân đến các Tổ thầy đã có công xả thân vì Đạo Pháp và Dân tộc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa
Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.
Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi
Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.
Hạnh phúc nơi tự thân
Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.
Đối diện với cái chết của người thân
Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.
Xem thêm