Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/03/2021, 08:40 AM

Tâm càng tĩnh, phước càng sâu

Luận về bản chất, chúng ta đều là những lữ khách đi qua cuộc đời. Ai cũng tay không mà đến thế giới này, thì ngày mai cũng như thế mà rời đi. Vì thế, nên trân trọng những gì mình đang có, khi mất rồi hãy học cách buông tay.

Vạn vật trong thế gian đều đi theo vòng luân chuyển, đã giữ không được thì đừng cố chấp không buông. Nếu không, cái còn lại chỉ có nỗi cô đơn và bi thương tận cùng. Người biết cách trân trọng và buông bỏ đúng lúc mới có cơ duyên gặp những điều tốt đẹp hơn.

Bước vào đời, trước nên học cách bình tĩnh, dùng trái tim bình thản nhìn nhận vấn đề được và mất, cuộc sống mới thư thái, tự tại. Sự sung túc và hạnh phúc trong đời vốn rất đơn giản, nhiều người chưa cảm nhận được là do suy nghĩ quá phức tạp.

Trên đời vốn có nhiều phương cách sống khác nhau, khó lòng phân định tốt xấu, hay dở tuyệt đối. Thong thả thì có sự yên tĩnh và niềm vui nhẹ nhàng, bận rộn sẽ có sự náo nhiệt và đa đoan vội vàng. Bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt, họa và phước luôn đi kề bên nhau.

Tâm tịnh rồi mới thư thả với hạnh phúc hiện tại, người có sự định tĩnh mới dễ dàng cảm nhận những điều tốt đẹp nhỏ bé quanh mình.

Tâm tịnh rồi mới thư thả với hạnh phúc hiện tại, người có sự định tĩnh mới dễ dàng cảm nhận những điều tốt đẹp nhỏ bé quanh mình.

Cuộc sống là một quá trình, cũng như sinh mạng luôn vận động để trưởng thành. Bình thường tưởng chừng như vô vị, nhưng đó là khoảnh khắc yên tĩnh của cuộc đời. Những nồng nhiệt có thể khiến con người thích thú và khắc sâu, nhưng vẻ đẹp của sự bình lặng lại chân thật và lâu bền. Những tình cảm mãnh liệt nhất rồi cùng phải quay về chuyện cơm áo gạo tiền, cuộc đời dù huy hoàng đến đâu cũng cần đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn.

Tâm thái một người tĩnh hay động không phụ thuộc vào hoàn cảnh, vì sự yên tĩnh thật sự vốn xuất phát từ nội tâm. Nó đến từ tấm lòng rộng mở và bao dung. Khi bạn biết xem nhẹ những được mất của thế gian, tự nhiên sẽ thấu hiểu tự thân hai chữ “bình lặng”.

Phước dày hay mỏng không quyết định bằng việc mình nhận được nhiều ít, mà liên quan đến thái độ bạn xem nhẹ hay nặng những vấn đề được mất. Hạnh phúc nhiều khi không liên quan đến chuyện bạn có những gì, mà những hành động chia sẻ, nâng đỡ người khác mới tạo nên niềm hoan hỷ trong tâm hồn. Một người, nếu suốt ngày chỉ biết tính toán hơn thua được mất, cuộc sống chắc chắn sẽ rất mỏi mệt.

Người có tấm lòng rộng mở cầm lên được thì bỏ xuống được, không quá để ý đến những được mất phàm tình, thì có gì phải loạn tâm? Hoa dù khô cũng không mất hết mùi hương, người có cốt cách bình tĩnh và đĩnh đạc thì đối diện vấn đề gì cũng không quá hoảng loạn.

Tâm tịnh rồi mới thư thả với hạnh phúc hiện tại, người có sự định tĩnh mới dễ dàng cảm nhận những điều tốt đẹp nhỏ bé quanh mình.

(Suối Thông biên dịch)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm