Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh
Người xưa có câu: “Nổi giận là bản năng, kiểm soát nóng giận là bản lĩnh”. Con người ở vào lúc nóng giận sẽ không có lý trí và nói những lời làm tổn thương người khác.
Nóng giận là lửa vô minh, lửa vô minh thì thiêu hủy rừng công đức
Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh.
Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.
Một người có cảm xúc ổn định thì vẻ mặt thường sẽ ôn hòa khiến người khác dễ chịu giống như được một cơn gió mát thổi qua, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trái lại, một người động một chút là nổi giận thì ai gặp cũng không ưa nổi, trốn tránh.
Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động.

Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn.
Tu tập tâm từ bi để xóa tan nóng giận
Con người sống đều là đang “vác nặng”
Có câu nói rất hay rằng: “Con người sống đều là đang “vác nặng” mà tiến về phía trước.” Con người khi đến một độ tuổi nhất định cần phải học được cách buông bỏ những gì cần buông bỏ và giữ lấy những gì nên quý trọng.
Người trưởng thành cần phải ném bỏ một số loại "đồ vật” trên hành trang của mình, như những người bạn “hư tình giả ý”, những thú vui rượu chè vô nghĩa, những câu chuyện phiếm vô dụng. Thay vào đó, phải biết nắm giữ và trân quý sự tự tin, tấm lòng lương thiện, khiêm tốn, giản dị…
Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng
Từ bỏ “tham” - bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do.
Từ bỏ “sân” - bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung.
Từ bỏ “si” - bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm.
Cuốn sách của Tống Mặc (Hà Giang dịch) là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất - vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo.
Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ Người, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước.

Bìa sách Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh.
Cách chế ngự cơn nóng giận theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Những bài học về nhân sinh
Chúng ta luôn có những sai lầm và sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, nói toạc ra những lời không hay…
Chúng ta cần loại bỏ “tam độc” (tham, sân, si) và tu dưỡng 1 trái tim trong sáng để sống 1 đời bình thản.
Con người sống đều là đang “vác nặng”
Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng
Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh
1. Đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ ổn thôi
2. Đừng sợ, bầu trời sẽ không sụp đổ
3. Đừng hối hận, ai mà không từng làm sai
4. Đừng thất vọng, cơ hội rồi sẽ đến
5. Đừng buông bỏ, ánh sáng ở cuối đường hầm
6. Đừng tức giận, hãy học cách rộng lượng khoan hồng
>Xem thêm video: Ý nghĩa của bái sám:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'
Sách Phật giáo
''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Xem thêm