Có bao nhiêu bản nhạc thiền giúp tâm tĩnh lặng?
Trên thế giới, nhạc thiền không còn là một khái niệm xa lạ, nhưng hiện nay rất nhiều người tò mò quan tâm xem có bao nhiêu bản nhạc thiền, nên kết hợp bản nhạc thiền nào vào các hoàn cảnh thiền riêng khác nhau để "xúc tác" hiệu quả nhất cho hành trình trải nghiệm và khám phá thiền định của chính mình.
Âm nhạc được phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực sinh hoạt của con người. Sức mạnh của âm nhạc xuất phát từ chỗ nó là một thứ ngôn ngữ chung của thực tại, đó có thể là tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi; cả đến tiếng khóc não nùng, tiếng cười hân hoan hay tiếng nỉ non riêng tư của những cuộc đời.
Chúng ta có thể nói rằng, âm nhạc và trong đó đặc trưng nhạc thiền chính là một nghệ thuật chân thiện mỹ, là một mầu nhiệm của nhân sinh.
Có bao nhiêu bản nhạc thiền?
Theo triết lý Phật pháp, nhạc thiền chính là một người bạn đồng hành quen thuộc với người tu học Phật. Cũng nói về tác dụng của nhạc thiền, dòng nhạc này đem lại thư giãn, để con người đừng cuốn trôi theo những lo toan, để không bị nhận chìm hoặc đánh mất mình trong những mối bận tâm lo nghĩ đó. Hãy để tâm tư mình thật thanh thản, khi tâm hồn tĩnh lặng sẽ là lúc trái tim cởi mở.
Trên thế giới hiện nay và tại Việt Nam nói riêng, sự du nhập, kết hợp giữa các bản nhạc thiền cũng là không đếm xuể và chưa có một con số thống kê về số lượng các bản nhạc thiền chính thức nào, chỉ biết là con số này nhiều vô kể. Cũng chính bởi xuất phát từ những hoàn cảnh sáng tác khác nhau, đi cùng với trí tưởng tượng và công cụ khác nhau mà nhạc thiền đến với con người một cách đa dạng, phong phú.
Nhạc thiền với sự đa dạng của nó giúp con người nhận thức được thế giới hiện nay mà con người đang sống quá ồn ào, chật hẹp, đầy áp lực từ đó hướng họ vào bên trong, giản dị, huyền bí, ngân nga, thánh thót. Bản chất của thiền hay là vắng lặng, đơn thuần, thanh khiết. Tùy theo hoàn cảnh riêng mà người dùng có thể lựa chọn loại nhạc thiền phù hợp.
Nhạc thiền Koku - Nhạc sáo Shakuhachi Nhật Bản
Theo truyền thuyết, Kyochiku - một thầy tế lễ - người sáng lập môn phái thiền Myoan tại Nhật Bản đã mê đi trong khi thực hành thổi sáo trong ngôi đền ở Ise. Ông mơ thấy mình đơn độc trên một chiếc thuyền giữa biển đầy mù sương và nghe một âm thanh lạ từ trên trời. Khi sương tan dần, ông lại nghe một âm thanh kỳ diệu khác.
Tỉnh dậy, ông lập tức thể hiện những âm thanh bí ẩn đó vào trong các dụng cụ bằng tre, và tạo ra ba khúc nhạc: "Koku" (trống trời), "Kyorei" (chuông trống), và "Mukaiji" (biển sương). Ðó là "Ba tấu khúc xưa" rất đặc trưng và mẫu mực cho nhạc thiền "Koku" - một điệu nhạc thanh thản và trầm lặng, được chơi với một nhạc cụ có độ trầm nhất. Dòng nhạc này thể hiện được quan niệm Hư Vô của Phật giáo.
Nhạc cụ truyền thống tiêu biểu làm bằng tre ở Nhật là cây sáo Shakuhachi. Du nhập vào Nhật từ Trung quốc khoảng cuối thế kỷ thứ 7, sáo trúc Shakuhachi phát triển ở Nhật như một nhạc cụ độc đáo, gợi lên một âm hưởng sâu lắng trong tâm hồn. Sáo làm từ giống tre Madake. Sáo Shakuhachi trở thành mẫu mực xác định các nhạc cụ truyền thống với tiêu chuẩn chiều dài là 54,5 cm.
Nhạc công sẽ thổi vào phần đầu ống để sáo phát ra tiếng. Shakuhachi có 4 lỗ ở phía trước và 1 lỗ ở phía sau, vì vậy đôi khi người phương Tây cũng gọi nó là "sáo tre 5 lỗ". Năm cái lỗ này đủ để tạo ra các nốt trong mọi âm vực; trên thực tế, số lượng lỗ thổi nhỏ đã khiến âm thanh của shakuhachi trở nên réo rắt, đôi lúc khá chói tai.
Tuy rất đơn giản, nhưng cây sáo Shakuhachi đòi hỏi người chơi không chỉ tập trung cao độ ở chiếc môi mà phải rất thành thạo trong việc kiểm soát hơi thổi và phải thổi trong 117 nhịp thở. Sáo Shakuhachi không được coi như là một nhạc cụ nhưng chủ yếu như là một công cụ tinh thần độc quyền của môn phái thiền sáo tre. Ðây là nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản được các thiền sư Komusou ngày xưa hay thổi các bản nhạc thiền gọi là honkyoku khi đi hành thiền, âm thanh chính của nó là "tiếng thì thào của gió qua động tre".
Nhạc thiền Newage (Thời Ðại Mới)
Thập niên 1970, nhạc thiền được truyền sang Tây Phương. Ðó là hiện tượng nhạc Newage - Thời Ðại Mới. Khi mới xuất hiện, Newage chỉ được xem như là một hiện tượng nhạc thiền mới nhất, chưa có nhiều ấn tượng. Người ta chỉ xem nó như là một cái gì mới trong một thế giới nhiều cái mới khi jazz, rock, trào lưu hippi cũng vừa ra đời trước đó không lâu.
Người nghe, người xem, thậm chí cả những nhạc sĩ tạo ra nó cũng chẳng hiểu gì về ý nghĩa của nhạc thiền Newage cả. Đơn thuần, người ta chỉ xem nó là một loại nhạc có nhiều màu sắc, một hình thức kết hợp nhiều kiểu truyền thống khác nhau để tạo thành một cái mới. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của dòng nhạc thiền hiện đại xuất phát từ Newage - còn có tên gọi là nhạc suy niệm Meditation Music, đã đáp ứng đầy đủ những mong ước của thính giả.
Newage bắt nguồn từ sự chuyển động về tinh thần của thuyết Thần học (Theology) cuối thế kỷ 19, là đưa con người vào thế giới của tâm linh, từ chối sự phát triển của thế giới. Âm điệu thiền vị, nhạc khúc hài hòa có sức tác dụng rất lớn đối với vấn đề chuyển hóa nhân tâm. Ý nghĩa của nhạc thiền hiện đại Newage là sự kích thích, gợi mở những tâm hồn, những trái tim hướng về bản chất tự nhiên của con người nhằm cứu vãn một thế giới đầy rẫy bất công, chiến tranh, bệnh tật, thiên tai...
Ðiều cốt yếu của Newage là phải đạt được sự thuần khiết trong tâm hồn! Ðối với giới trẻ, đây là loại nhạc làm cho họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, xoa dịu những kích động của tuổi trẻ. Với người lớn tuổi thì đây là một thế giới âm nhạc dành riêng cho họ, để họ có thể trầm tư, suy tưởng, hay có một trạng thái cảm xúc nào đó. Nhạc meditation không phải là một thể loại nhạc thời trang hay thương mại. Nó chỉ dành cho những người cần những cảm xúc thật sự, suy nghĩ đúng đắn về bản chất con người và xã hội.
Xin mời quý vị lắng nghe bản Nhạc thiền Breakfast của nhạc sĩ Karunesh:
Âm nhạc có thể tác động đến tâm tính của con người và kỳ diệu hơn là nó có khả năng nâng cao thiền. Bất kể sở thích của bạn là gì và có bao nhiêu bản nhạc thiền để lựa chọn, hãy để nguồn năng lượng tích cực từ những bản nhạc thiền dẫn lối!
Kitaro - Cây đại thụ nhạc thiền
Kitaro là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của thể loại New Age Nhật Bản. Người Mỹ xếp nhạc Kitaro vào dòng New Age (Thời đại mới) nhưng ông thích gọi đó là nhạc tâm linh, nhiều cảm xúc hơn là kỹ thuật điện tử. Giai điệu hoành tráng, vừa mãnh liệt, vừa dịu dàng qua nhạc phim Trời và đất đã mang lại cho ông giải Quả cầu vàng. Tiếp đó, Kitaro đã đoạt giải Kim Tượng (Đài Loan) và Nhạc phim hay nhất trong Liên hoan phim quốc tế tại Hong Kong với ca khúc The Song Sisters. Sau 7 lần được đề cử Grammy, album Thinking of you của ông đoạt giải Album dòng nhạc mới xuất sắc nhất. Khi nói về các danh hiệu cao quý này, Kitaro chỉ cười và bộc bạch: "Các sáng tác của tôi làm người nghe rung động. Đó chính là phần thưởng đáng giá nhất".
Khi được hỏi về âm nhạc của mình, Kitaro khiêm tốn đáp: “Tôi chẳng bao giờ học nhạc, tôi chỉ học tin vào tai tôi và cảm xúc của tôi.”
Nhạc của Kitaro được biết đến như là nhạc của an bình và tâm linh. Sau biến cố 911, Kitaro bắt đầu ghi âm Sacred Journey of Ku-kai, môt series của nhiều albums về hòa bình lấy cảm hứng từ chuyến hành hương của thiền sư Kukai qua 88 ngôi chùa ở đảo Shikoku, Nhật Bản, hơn một ngàn năm về trước.
Xin quý vị đọc bài chi tiết về Kitaro trong bài tiếp theo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm