Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/02/2020, 14:48 PM

Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức là thế nào?

Nguồn gốc của Phật pháp là tâm. Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm. Vậy giáo dục Phật giáo là bao gồm cả vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự, vạn vật là tâm linh nên Phật Thích Ca nói: “Tất cả duy tâm tạo”.

Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy ở đây

Đây là câu kinh khẳng định sự bao trùm của tâm thức con người trong ba cõi giới; và theo đó các pháp ra đời có tên, có danh tự và hoạt dụng cũng đều do cái tâm này mà ra cả.

Theo các tổ thầy dạy, câu kinh trên có thể khái quát tóm gọn là như thế, nhưng xét về mặt giáo lý đạo Phật thì Duy tâm và vạn Pháp nó tương quan giữa chủ thể và khách thể như thế nào? Và tại sao Duy nhất chỉ có cái Tâm con người mà không thể là cái khác đối với vạn pháp?

Nói đến Phật giáo, trong giới tử chúng ta chắc ai cũng thừa nhận: Tâm con người là chủ đạo, là then chốt của nhận thức. Đây là nguyên lý và là Chân lý của đạo Phật. Khẳng định rõ điều này, đức Phật dạy “Tất cả duy tâm tạo”.

Với thiên kinh vạn quyển, nhưng cũng có khi truyền pháp  đức Phật cũng như các tổ thầy thường thâu lại chỉ một vài câu, đó là đường linh Phật pháp có tính (tổng hợp) để chuyển tải nội dung giáo lý đối với những ai đã dầy công tu tập và có căn cơ. Còn người (sơ cơ) với giáo lý đạo Phật thì thật khó khăn khi tiếp cận. Bài viết nhỏ này lại nói tới một vấn để không nhỏ. Nhưng chúng ta cùng tinh tấn tư duy và suy ngẫm để nhận diện được câu Pháp sâu mầu có tính trừu tượng ẩn dụ nói trên. Đó là ta đã tiến lần lần đến với giáo lý đạo Phật.

Như vậy là qua tìm hiểu khái niệm Tâm và Pháp trong câu kinh nói trên đã giúp chúng ta phần nào hình dung được danh tự của nó, và từ danh tự này mà xác lập được đối tượng góp phần cởi bỏ mơ hồ trừu tượng về hai chữ tâm và pháp.

Như vậy là qua tìm hiểu khái niệm Tâm và Pháp trong câu kinh nói trên đã giúp chúng ta phần nào hình dung được danh tự của nó, và từ danh tự này mà xác lập được đối tượng góp phần cởi bỏ mơ hồ trừu tượng về hai chữ tâm và pháp.

Để dễ tiếp cận nội dung bài viết, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược ý nghĩa của các từ Duy tâm, vạn Pháp. Theo Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn: Duy tâm là “Chỉ do bởi cái tâm này. Tất cả các pháp đều do nơi Tâm mà hiện, mà phát sinh ra. Ngoài tâm không có pháp, không có sự vật. Chính cái tâm gom góp vào nó tất cả. Và tất cả là do nơi nó mà ra thôi. Duy tâm cũng tức là Duy thức”.

Còn nói về Pháp, cũng theo từ điển này chữ pháp theo Phạn ngữ là “Đạt-ma (Dhar ma) Đàm-ma, Đàn mê (Dham ma). Chỉ bất kỳ việc gì, dù nhỏ dù lớn, hữu hình hay vô hình, tốt hay xấu, hữu vi hay vô vi, chân thật hay hư vọng đều có thể gọi là pháp.

Từ những nguyên tắc, những lý lẽ thường là to nhỏ, cho đến Tôn giáo, và Luật nói chung bao gồm Vũ trụ, hư không…cũng đều gọi là pháp. Song thường thường người ta dùng tiếng Pháp để chỉ về đạo lý của Phật.

Như vậy là qua tìm hiểu khái niệm Tâm và Pháp trong câu kinh nói trên đã giúp chúng ta phần nào hình dung được danh tự của nó, và từ danh tự này mà xác lập được đối tượng góp phần cởi bỏ mơ hồ trừu tượng về hai chữ tâm và pháp.

“Nhất thiết duy tâm tạo” tức là chỉ có một cái tâm này tạo: theo lý này thì cái tốt, cái xấu, cái to cái nhỏ, cái có cái không, tồn tại và không tồn tại theo thời gian cũng đều do cái tâm này mà ra cả. Vậy tiến thêm bước nữa, theo Duy thức học Phật giáo thì: Mọi sự vật hiện tượng trong càn khôn vũ trụ và trái đất này đều theo quy luật: thành, trụ, hoại, không (đây là nói rộng) còn nói hẹp với con người thì tiến trình: sinh, già, bệnh, chết; theo giáo lý đạo Phật là do duyên khởi mà có sinh diệt. Ở đây chúng ta chưa xét đến câu kinh Duy thức bất hủ trong Bát Nhã Tâm kinh (Sắc sắc, không không) “tức bất dị sắc, sắc bất dị không” trong giáo nhà Phật mà chỉ tìm hiểu khái lược đôi nét về duy thức trong mối tương quan giữa tâm của con người với vật chất (vật lý) đó là các pháp.

Vậy duy thức theo giáo lý đạo Phật là gì?

Duy thức nghĩa là chỉ có cái thức là thật. Còn vạn pháp đều là mộng ảo.

Duy thức nghĩa là chỉ có cái thức là thật. Còn vạn pháp đều là mộng ảo.

Duy thức nghĩa là chỉ có cái thức là thật. Còn vạn pháp đều là mộng ảo. Cho đến những cảnh giới cao như Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới cũng đều là sự phát hiện của cái thức, tức là không thật. Duy thức tức là chỉ có cái A-lại-da thức, cái thức chúa tể với bẩy (7) cái thức tòng theo nó đi cùng đó là:

Nhãn thức (mắt), nhĩ thức (tai), tỷ thức (mũi), thiệt thức (lưỡi), thân thức (thân), ý thức (nghĩ suy) và Mạt-na-thức (cái thức chấp trước).

Cái A-lại-da thức tức là cái đại khái. Tất cả 7 cái thức kia đều ăn vào nó và tòng theo nó hết. Cũng với 7 cái thức kia, cái A-lại-da thức phát lộ tức (biểu lộ) ra làm cho người ta nhận tựa hồ như có cuộc đời, thế giới. Nếu nó và 7 cái thức kia không dung nạp lục trần (tức cảnh trần) và vạn vật thì tất cả vạn vật đều mất. Vì vậy, nên người ta nói Duy thức, tức chỉ có cái thức, cái tâm là đáng kể. Còn vạn vật, tức cái sự phát hiện đều như mộng, ảo, bào, ảnh vậy.

Từ sự nhìn nhận đánh giá này mà duy thức luận ra đời và Bộ luận cho cái thức là đáng kể. Bộ kinh gốc chữ Phạn này do ngài Thiên Thân Bồ tát (Vasubandhu) hồi thế kỷ thứ V soạn. Trong những cơn tham thiền, ngài Thiên Thân nhờ đức Di Lặc (Mai-treya) hỗ trợ (câu thông) nên soạn ra bộ ấy một cách tinh thông rõ rệt.

Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang dịch ra chữ hán mà truyền bá ở Trung Quốc. Bắt đầu từ đó, bộ duy thức luận thành ra bộ kinh căn bản của Duy thức tông, tức pháp tướng tông. Vậy đại ý khái quát của Bộ duy thức luận là: Duy có cái thức, cái tư tưởng trong tâm là thật. Nó chứa tất cả vào trong nó. Vạn vật mà ta nhận thấy đều là sự phát hiện của nó, cho nên đều là mộng ảo cả. Cảnh Tam giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới có hay không, đứng vững được hay không là do nơi tâm thức mà thôi.

Với Duy tâm có thức định, tức pháp Thiền định về duy tâm- thức, pháp quán tưởng chỉ có tâm - thức là nguồn gốc; vạn vật chẳng có chỉ do tâm thức phát hiện mà thôi.

Đức Di Lặc Bồ tát sở trường về phép Duy Tâm - thức định, tức Thức tâm Tam muội. Ngài tu hành pháp ấy từ vô số kiếp (lũy kiếp) đó là từ Phật Nhật - Quang Đăng - Minh truyền cho ngài phép ấy, ngài tu trì cho tới đời Phật Nhiên Đăng mới thành tựu trọn vẹn.

Theo phép ấy, các cõi thế giới của chư Phật dầu tịnh, dầu uế, đều là không, chẳng qua do tâm mình biến hóa ra mới có. Ngài Di Lặc đều đem các pháp ấy mà truyền cho các đệ tử.

Về sau để cho người học Phật nắm được phạm trù duy thức trừu tượng phức tạp này, các ngài Thiên Thân Bồ tát và pháp sư Huyền Trang đã biên soạn “Duy thức tam thập luận tụng” tức sách biên ba mươi (30) bài tụng luận về duy thức.

Bằng Phạn ngữ ngài Thiên thân soạn và ngài Huyền Trang dịch ra chữ Hán hồi thế kỷ VII. Trong ba chục bài này, có 24 bài đầu nói về Tướng duy thức, một bài nói về Tánh duy thức; còn 5 bài cuối nói về Vị duy thức (tức Địa vị người tu hành duy thức).

Duy thức tánh được chia làm hai thứ

Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức là thế nào 4

1. Hư vọng

2. Chân thật

- Hư vọng là chấp trước, hay thay đổi.

- Chân thật gọi là Viên thành thật tánh, tức cái tính tròn trịa, thành tựu, chắc thật.

- Hư vọng tánh cũng gọi là thế tục tánh. Còn chân thật tánh gọi là Thắng nghĩa tức Niết bàn, Viên thành thật, lìa bỏ hư vọng.

Từ duy thức luận này mà sau đó các tông phái ra đời dạy về thuyết duy thức, nên trở thành Duy thức tông.

Và sau này ngài Long Thọ ngộ thiền bởi Tổ Ca-Tỳ-Ma-la (Kipimala) tức đời tổ 13 truyền thừa bí mật thiền tông cho ngài tức (Long Thọ) nối tiếp làm tổ thứ 14 của dòng thiền Thích Ca Văn, thì ngài Long Thọ Bồ tát mới có cơ duyên tư duy về trung đạo tức Trung quán luận. Tác phẩm này còn gọi là thuyết “Trung đạo” đã giải quyết được căn bản sự dung hòa giữa hai lối tu khổ hạnh (ép xác) và phóng túng (thế tục) của truyền thống tu thiền Ấn Độ nói chung thời bấy giờ. Duy thức luận ra đời đã xóa bỏ tánh kiến chấp cực đoan bảo thủ mở ra con đường tư duy Trung đạo. Cái trung đạo này sáng lập bởi phái Pháp-tướng tông (Duy thức tông). Chính cái duy thức nó biến hiện ra tất cả vạn vật. Vậy nên phải nhận rằng: Vạn vật chẳng phải có, mà cũng chẳng phải không. Vì nếu có thì chính nó chẳng phải có, vì phải nương vào cái duy thức. Còn nói không thì rõ ràng ta thấy trước mắt, bên tai đó sao. Nhận được cái lý chẳng có chẳng không, tức Trung đạo vậy (1).

Trở lại với phái Phật giáo sáng lập ở Đông độ, thuộc Trung thừa, nhưng có thiên hướng về Đại thừa. Tông này nói rằng: các pháp đều hữu lậu hư vọng, dầu vô lậu thanh tịnh, đều có sẵn cái chủng tử (hột giống Phật) ở trong thức A-lại-da; hễ gặp nhân duyên nung đúc (hun đúc) thì tự tánh chúng nó khởi lên vậy.

Pháp tướng tông chỉ nhận cái Thức, cái Tư tưởng là thật mà thôi. Cái thức A-lại-da chứa tất cả vào trong nó. Vạn vật mà ta nhận thấy đều là sự phát hiện của nó, cho nên là mộng ảo. Pháp tướng tông cũng gọi là Duy thức tâm. Vì lấy bộ Duy thức luận và Thành duy thức luận làm Kinh căn bản. Tông này còn kêu là Từ ấn tông, vì ngài Từ ân đại sư (Khuy-cơ) đệ tử của Huyền Trang có công lớn trong sự truyền bá học thuyết của tông ấy. Và giáo tổ Pháp tướng tông là Thiên Thân (Vasubandhu) Bồ tát ở Thiên trước hồi thế kỷ thứ V.

Lại nói về Pháp tướng, tức là chỉ tướng trạng của Pháp. Các pháp tức các sự vật đều đồng một tánh, nhưng khác tướng. Các tướng đều sai biệt nhau. Người ta có thể thấy nó bằng mắt thịt hoặc mắt tâm. Pháp tướng đối với chúng sinh tướng.

Trong Niết bàn kinh (quyển 25) có nói: Bồ tát như Pháp tu hành, có thể biết hết các pháp tướng: Pháp thiện, pháp chẳng thiện, pháp thường, pháp chẳng thường, pháp lạc, pháp chẳng lạc, pháp ngã, pháp vô ngã, pháp tịnh, pháp bất tịnh, pháp biết, pháp chẳng biết, pháp giải thoát, pháp chẳng giải thoát…

Pháp tướng cũng có nghĩa: Thể tướng của đạo lý, của nền Chánh pháp. Về điều này Niết bàn kinh ghi: Đức Như Lai khéo biết phương tiện; đối với một pháp tướng, Ngài tùy chúng sinh mà phân biệt diễn thuyết chẳng biết bao nhiêu danh tướng. Rồi các chúng sinh tùy theo chỗ nghe của mình mà lãnh; lãnh hội rồi tu tập, trừ đoạn phiền não. Trong Di giáo kinh đức Phật cũng nói: nếu thâu nhiếp cái tâm, thì tâm ở nơi tịnh. Vì tâm ở nơi tịnh, cho nên biết hết các pháp tướng sinh diệt ở thế gian. Các chư Tỳ kheo dùng Giới-Định-Huệ mà hàng phục binh ma, đánh tan giặc phiền não, cho nên kêu là pháp tướng. Đối với Phật là Pháp vương (vua đạo Pháp) và đối với Bồ tát là Pháp thần (tức quần thần trong Đạo Pháp).

Từ câu kinh “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” chúng ta vừa tìm hiểu khái quát về duy thức luận qua các tông phái đề cập về tâm thức con người và các pháp tướng thuộc về hữu vi và vô vi.

Từ câu kinh “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” chúng ta vừa tìm hiểu khái quát về duy thức luận qua các tông phái đề cập về tâm thức con người và các pháp tướng thuộc về hữu vi và vô vi.

Trong Kinh Du-già (quyển 7) có biên chép năm thứ Pháp: 1/ Giáo Pháp (pháp dạy), 2/ Hành Pháp (pháp thi hành), 3/ Nhiếp Pháp (pháp giữ lấy), 4/ Thọ Pháp (lãnh thọ), 5/ Chứng Pháp (pháp tu đắc).

Vậy, pháp cũng nằm trong ba ngôi hay còn gọi là ba vật quý (Tam bảo); Pháp được chia làm ba thời kỳ: Chánh pháp tức tính từ (thời đức Phật tại thế đổ về năm trăm năm), Tượng pháp tức (dùng hình tượng thời gian này xa chánh pháp một nghìn năm), Mạt pháp (vượt quá thời kỳ tượng pháp lâu xa).

Trong kinh Kim Cang: Đức Phật có dạy chư Tỳ kheo rằng, “Đối với các pháp, chớ nên chấp có, mà cũng chớ nên chấp không. Hãy giữ cho tự nhiên. Các pháp mà đức Phật thuyết để độ chúng sinh, chẳng khác chiếc bè. Hễ giác ngộ rồi, thì chẳng còn nương vào pháp nữa.

Trong Trí độ luận: có chép rằng, tất cả pháp (nhất thiết pháp) phân ra làm ba món: hữu vi pháp, vô vi pháp, bất khả thuyết pháp. Ai có đủ ba món ấy, thì có tất cả pháp.

Từ câu kinh “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” chúng ta vừa tìm hiểu khái quát về duy thức luận qua các tông phái đề cập về tâm thức con người và các pháp tướng thuộc về hữu vi và vô vi. Mặc dù đã được kiến giải ở nhiều góc độ khác nhau (phủ định và khẳng định). Nhưng câu kinh bất khả luận nói trên luôn là đường linh tâm thức duy nhất đối với người có đức tin lòng tin ở Chánh pháp. Bởi đạo Phật luôn luôn tùy duyên bất biến, tức Chân tâm không thay đổi. Đây là chân lý cứu cánh của giải thoát giới nói chung, và trở về Phật giới.

Vậy nên giáo lý đạo Phật luôn khẳng định: Nguồn gốc của Phật pháp là tâm. Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm. Vậy nói giáo dục Phật giáo là bao gồm cả vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự, vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca của chúng ta nói: “Tất cả duy tâm tạo”.

Vậy tâm là thế nào?

Nguồn gốc của Phật pháp là tâm

Nguồn gốc của Phật pháp là tâm

Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng tâm là gì thì ít người biết. Và câu kinh bất hủ của nhà Phật nói trên nếu là Phật tử thì ai cũng thuộc nằm lòng, nhưng để hiểu rốt ráo và thấy được lẽ sâu mầu của câu kinh này lại là chuyện khác. Song đối với các nhà khoa học, thì câu kinh đức Phật dạy nói trên cách đây trên 25 thế kỷ đến nay đã làm cho các nhà khoa học Ngành Vật lý Lượng tử bất ngờ và không khỏi kinh ngạc qua thí nghiệm “hai khe hở” trong nghiên cứu Vật lý Lượng tử “hạt và sóng” vừa công bố gần đây. Như vậy là, theo duy vật biện chứng các nhà khoa học trước đây đều cho rằng vật chất tồn tại khách quan ngoài ý thức, thì nay đã hoàn toàn thay đổi (nếu bạn đọc muốn tìm hiểu rõ thêm về thí nghiệm nói trên, xin đọc bài “Khoa học hiện đại hướng tới Phật giáo” của tác giả Truyền Bình (phatgiao.org.vn-30/9/2016).

Thế mới hay, phạm trù tinh thần ai cũng ngỡ như không tham gia trực tiếp vào sự thay đổi vật chất, nhưng đến nay qua thí nghiệm “hai khe hở” đã cho chúng ta thấy: tất cả mọi sự biến đổi của vũ trụ càn khôn trong tam giới cũng như tại trái đất này, làm sao lại có thể nằm ngoài sự tương tác của “thức” tức cái tâm của con người được.

Chú thích: (1) Để hiểu thêm về Bồ tát Long Thọ - Tổ thứ 14 dòng thiền tông Thích Ca Văn. Do Tổ thứ 13 trao truyền, quý vị theo dõi đầy đủ thêm qua bài “Vô thường và Chân thường” tại phatgiao.org.vn-30/11/2018)

Tài liệu tham khảo:

- Duy thức luận, Thành duy thức luận (soạn bởi Đàm - ma- la diễn giải bộ duy thức luận)

- Nhị thập duy thức (Nxb -Tôn giáo)

- Kinh hoa Nghiêm (và các bài viết liên quan đã dẫn trong bài viết này)

- Phật học từ điển - Đoàn Trung Còn (Nxb.Tp.HCM-2006)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm