Thứ năm, 02/07/2020, 08:44 AM

Tấm lòng của bà Năm 'miễn phí'

Bà Năm “miễn phí” đó là cái tên rất thân quen, gần gủi pha lẫn sự kính trọng, tôn vinh của người dân lẫn hàng trăm học sinh xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang giành gọi cô giáo về hưu Lâm Thị Năm hiện ở tuổi 64.

Lão nông Quảng Ngãi 35 năm cần mẫn giúp đỡ người nghèo

Hơn 40 năm đứng lớp rồi làm hiệu trưởng trưởng Tiểu học Tân Thuận 2 (nay là trường Kim Đồng, xã Tân Hòa), bà Năm luôn thấu hiểu sự thiệt thòi của trẻ em vùng sâu đầy gian khó tại địa phương; bà luôn đồng cảm với sự khó khăn trước cuộc mưu sinh của người dân bản xứ ảnh hưởng rất lớn đến việc cho con em đến lớp.

Với suy nghĩ đó, khi được nghỉ hưu năm 2011, bà đã tình nguyện hình thành lớp học miễn phí ngay tại ngôi nhà đang sinh sống. Biết chuyện đã không ít người thân, hàng xóm đến can ngăn với lời khuyên “ăn cơm nhà đuổi gà hàng xóm”; “làm chuyện bao đồng”...

Bỏ ngoài tai những lời căn ngăn ấy, lớp học ra đời với phương châm 4 miễn phí: miễn phí tiền học; sách vỡ; quần áo, ăn uống giữa buổi học. Ban đầu có trên 10 em học sinh theo học, đến nay đã có trên 20 em/mỗi lớp đến học đều đặn vào các buổi tối, thứ 7 chủ nhật. Mỗi ngày bà giảng dạy 2 lớp ban ngày, 1 lớp ban đêm.

Bà Năm kể: “lớp học ra đời đã giúp rất nhiều học sinh khó khăn mù chữ, bỏ học giữa chừng từ nhiều xã khác nhau đến học miễn phí. Tôi còn trích lương hưu của mình để mua quà động viên các em học tốt, chăm ngoan; mua sách vỡ, quần áo, nước uống cho chúng ở giờ giải lao. Từ đó lượng học sinh đến rất đông. Cực nhưng vui vì đã giúp ích cho đời”.

Bà năm “miễn phí” với học sinh của mình.

Bà năm “miễn phí” với học sinh của mình.

MC Đại Nghĩa cúng dường hơn 450 triệu đồng đến điểm An cư kiết hạ của Tăng Ni sinh HVPGVN TP.HCM

Em Huỳnh Thị Ngọc Trâm, học sinh lớp 5, ngụ xã Tân Hòa xúc động nói: “Nhà con nghèo nên phải bỏ học giữa chừng. Nhờ bà Năm đến nhà cho quần áo, tập vỡ nên con đã đi học trở lại tại nhà bà Năm hơn 3 năm qua. Bà còn dạy chúng con phải thật thà, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chăm ngoan, học tốt. Chúng con đã quen gọi bà Năm là bà ngoại”

Để có được kết quả trên, bà Lâm Thị Năm đã thu xếp rất nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình để bố trí chỗ ngồi cùng lúc trên 40 học sinh. Toàn bộ bàn ghế, bảng đen, quạt máy... của lớp đều từ những đồng tiền lương hưu nhỏ nhoi của mình. Mỗi lúc có học sinh vắng mặt đột xuất, bà lại đạp xe đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Khó khăn lớn nhất là việc phải chuẩn bị giáo án và giảng dạy cùng lúc nhiều chương trình bậc tiểu học bởi học sinh của bà có trình độ học vấn khác nhau, tuổi tác và sự nhận thức cũng khác nhau.

Riêng về thời gian giảng dạy vào các buổi tối và vào các ngày thứ 7, chủ nhật, bà Lâm Thị Năm giải thích: “Bản thân tôi hiện đang đảm nhận rất nhiều việc tại xã như: chủ tịch hội Người Cao tuổi, trưởng ban thanh tra nhân dân, phó chủ tịch UBMTTQ xã nên công việc rất dồn dập và phải luôn có mặt tại cơ quan. Vì vậy tôi chỉ dạy các em vào ban đêm và các ngày nghỉ. Riết rồi cũng quen thôi. Cực nhưng vui”.

Tiếng lành đồn xa. Nhiều phụ huynh có con em học lực yếu kém hiện đang theo học ở các trường tiểu học cũng đã mang con đến nhờ bà Năm “miễn phí” phụ đạo miễn phí. Vậy là gánh nặng lại thêm chồng chất nhưng nụ cười luôn nở trên môi bà giáo về hưu đầy lòng nhân ái.

Kể về bà năm “miễn phí” với sự trân trọng, tôn vinh, bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch UBND xã Tân Hòa Phạm Văn Phúc nhận xét: “Cô Năm là tấm gương đảng viên tiêu biểu của đảng bộ xã; luôn hoàn thành cùng lúc rất nhiệm vụ của đảng và nhà nước phân công. Cạnh đó gia đình cô còn là tấm gương khuyến học điển hình vì các con đều rất thành đạt. Ngoài ra cô còn là gương sáng trong việc giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm 2018 cô Năm đã vinh dự nhân bằng khen của UBND tỉnh Hậu Giang, bản thân cô đã nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và nhiều bằng khen các cấp”.

Nhìn các em đang chăm chú học tập bên cạnh một bà giáo già cần mẫn, bao dung, chúng tôi vô cùng xúc động và cứ thầm mong bà luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục cái duyên “miễn phí” của mình với tấm lòng cao đẹp, sáng trong.

Nhà sư luôn sống hết mình vì chúng sinh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm