Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/11/2022, 15:50 PM

Tấm lưng có màu vàng đất 

Vu Lan là báo hiếu, báo đáp ân tình phải không? Con luôn muốn hỏi thầy một câu như thế, Nhưng đáng tiếc, con không còn được nhìn thấy tấm lưng vàng ấy nữa. Tấm lưng đẫm mồ hôi, chuyển thành màu của đất.

Audio

Mùa dịch. Chúng tôi gọi như thế đã thành quen. Đi hỗ trợ mọi người mùa dịch. Thầy bảo không hẳn là từ thiện đâu con, vì những người được ta giúp đỡ chỉ khó khăn tạm thời. Khi hết dịch bệnh, khi đất nước chiến thắng virus thì những người đó cũng sẽ trở lại lao động một cách bình thường thôi. Tất cả đoàn đi trao quà đều gật đầu đồng ý với lời thầy nói.

Một ngày Vu Lan, thầy thúc giục chúng con đi báo hiếu. Không chỉ báo hiếu cha mẹ mà còn báo hiếu với đời. Đời đã sinh ra ta, nuôi nấng chúng ta lớn khôn để rồi trở thành người có ích cho xã hội.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thầy đã giảng cho con những lời thâm sâu mà dễ hiểu như vậy. Con có biết lễ Vu Lan thực sự có ý nghĩa như thế nào không? Tôi chỉ biết lắc đầu bới khi đó tôi chưa từng một lần nghĩ đến ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống.

“Cho dù quá khứ của con thế nào. Nếu con biết hướng thiện từ bây giờ thì con sẽ được thanh thản. Người con sẽ rất nhẹ nhõm”

Những lời dạy ấy như dòng nước mát xua tan đi ngọn lửa hung ác trong tâm hồn tôi. Một quãng đời đầy đắng cay, tủi nhục lại hiện lên. Thầy đã lắng nghe hết câu chuyện của con. Con sinh ra trong một gia đình khá giả nên từ bé con đã được nuông chiều, quen được người khác làm cho mọi việc, quen được bảo vệ và chở che từ cha mẹ. Vì thế con ham chơi hơn ham học, sống buông thả và ích kỷ. Con đã chìm đắm vào những buổi chơi bời, nhậu nhẹt quên ngày tháng. Sẵn tiền, con trở thành kẻ cầm đầu lũ thanh niên hư hỏng, đi phá làng, phá xóm. Con đã bị cái hào nhoáng giả tạo của quyền lực ảo che mắt, bị cái cảm giác đứng trên người khác che mờ lòng hướng thiện.

Rồi một ngày lễ Vu Lan đến. Năm đầu tiên thế giới chìm trong đại dịch. Thầy xốc lại tinh thần cho cả đoàn người, những con người có quá khứ không giống nhau nhưng có một điểm chung là đã làm nhiều việc không tốt. Thầy nói đừng nên nghĩ đến quá khứ nhiều, vì những việc thiện ta đang làm ở hiện tại chính là thể hiện con người của chúng con bây giờ. Không cần hiểu quá cao siêu, thầy nhẹ nhàng làm từng việc và chúng con chỉ việc làm theo. Đó quả thật là công việc rèn luyện sự kiên nhẫn của mỗi con người trong thời điểm cả nước đang ra sức chung tay chống dịch. Ai hỏi thì cứ trả lời là đoàn từ thiện đến tặng quà thôi. Ai có hỏi chúng ta đến từ đâu thì trả lời là đoàn Phật tử đến tặng quà nhân ngày lễ Vu Lan. Thế là đủ.

Tấm lưng chảy đầy mồ hôi màu đất ấy đã khiến cho những con người có quá khứ không được tốt đẹp đã thay đổi trong cách suy nghĩ, trong cái tâm hướng thiện. Trao quà đã xong, thầy lại hỏi thể các con đã làm gì bào hiếu cho cha mẹ chưa. Hầu như tất cả những người trong đoàn đều lặng yên trước câu hỏi ấy. Mãi sau mới có người trả lời sẽ về hỏi thăm mẹ, rồi sẽ tặng quà cho mẹ. Nhưng trong số ấy lại có người không được gặp cha mẹ nữa, rồi người xa cách do dịch bệnh nên không thể gặp được mẹ cha để nói lời yêu thương.

“Đúng thế các con ạ”, giọng nói của thầy nhẹ nhàng mà in sâu vào lòng. “Nếu các con còn gặp được cha mẹ chính là hạnh phúc, và các con cần nhớ kỹ trong tim quãng thời gian hạnh phúc đó khi còn được phụng sự cha mẹ”

Còn với những người mang nỗi đau mất mát, hãy tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và siêng làm những việc làm thiện nguyện, hiếu nghĩa đầy tình nhân ái với những người có hoàn cảnh khó khăn, cộng đồng và xã hội.

Đó là cách mà một con người như tôi ngộ ra một chút điều mình cần phải làm trong cuộc đời này. Đó có thể là những bài học đơn giản của một vị sư thầy đức cao vọng trọng, nhưng không như tôi tưởng tượng, bài học đó tuy đơn giản nhưng con người chúng ta không dễ làm theo. Một dịp, khi chúng ta phải ở nhà vì dịch bệnh, tôi đã được nghe những lời giảng chân tình ấy. 

Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu, là mùa của những người còn dù là nam hay nữ biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và họ mong muốn làm việc gì đó để tỏ lòng báo hiếu cha mẹ. Đây là việc làm rất bình thường hằng ngày, bởi vì con cái thì lúc nào chẳng có nghĩa vụ báo hiếu với cha mẹ? Nhưng trong ngày lễ Vu Lan thì sự thôi thúc con cái đền ơn đáp nghĩa với cha mẹ ông bà lại càng mạnh hơn và việc báo hiếu trong những ngày này càng có ý nghĩa hơn. Bản thân giáo lý của nhà Phật rất phù hợp với cuộc sống bình thường của con người, nên đã được đông đảo người dân chấp nhận và làm theo, nhất là quan điểm báo hiếu rất phù hợp với đạo đức lễ nghĩa của con người.

Thật vậy, hình ảnh đầu tiên mà mỗi một con người chúng ta thấy khi mở mắt chào đời chính là người mẹ, chính là nụ cười và ánh mắt yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ chính là người đã hy sinh cho chúng ta cả về tâm hồn lẫn thẻ xác, cả vật chất và tinh thần để nuôi nấng chúng ta lớn nên chúng ta mới được hưởng cuộc sống trưởng thành như ngày hôm nay. Vì vậy, hiếu thuận với cha mẹ là điều hiển nhiên trong cuộc sống, không cần đợi ai nhắc. Không hẳn chỉ là ngày Rằm tháng 7 Âm Lịch mới là ngày mà những người con phải làm cái gì đó cho cha mẹ, mà bất cứ lúc nào, giờ nào, ngày tháng năm nào đều cũng có thể làm cha mẹ vui lòng hoặc làm việc tích đức để hồi hướng cho họ ở bên kia thế giới. 

Ngày nay, trong thời buổi dịch bệnh, khi mạng sống của con người trở nên nguy hiểm vì một kẻ thù rất mạnh, chúng ta cảm thấy ranh giới giữa sự sống và cái mong manh hơn thì càng phải hiếu kính với tổ tiên, với ông bà, cha mẹ. Lo cho bản thân và gia đình xong, nếu thấy còn sức lực thì hãy chung tay lo giúp cho người khác được chừng nào tốt chừng đó.

Thầy còn dạy tôi, càng trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh hiện nay thì càng phải hiểu chữ “Hiếu” theo nghĩa rộng hơn, tức là chúng ta không chỉ cầu nguyện cửu huyền thất tổ, cha mẹ bản đời, mà còn cầu nguyện cho cả dân tộc, ; thể hiện tinh thần hiếu thuận, “đồng hành cùng dân tộc” qua những việc làm thiết thực, cùng tích cực chung tay giúp đỡ những người nghèo khó, những người già cả, khó khăn trong đại dịch COVID-19. Đó mới là chữ hiếu thực sự trong dịp Vu Lan này. 

Ngày Vu Lan, có lẽ đâu đâu cũng có những sự báo hiếu như chúng tôi đang thực hiện ở đây. Những tấm lưng màu vàng đất hòa chung với sự cố gắng, sẻ chia của toàn dân tộc, tạo nên mùa lễ Vu lan của tình người, của lòng nhân ái.

*Bài tham gia dự thi của tác giả Đinh Thành Trung, sống tại Hà Nội.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT - TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm