Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/07/2023, 09:15 AM

Tâm người dễ vỡ như vết thương

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Có ba hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như chớp sáng? Ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người như thật rõ biết: “Ðây là khổ”,…, như thật rõ biết “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Ví như một người có mắt, thấy các sắc trong đêm tối mù mịt, khi có chớp sáng.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như kim cang? Ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người, nhờ đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người, với tâm được ví dụ như kim cang.

Ba hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Người, phần Vết thương làm mủ [lược], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.220)

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

01

Lời bàn: 

Trong ba hạng người mà Thế Tôn đã trình bày, chắc chắn rằng chúng ta không phải là hạng người với tâm như kim cang. Vì đó là tâm của các bậc Thánh A la hán đã đoạn tận phiền não, lậu hoặc, hoàn toàn thanh tịnh và giải thoát.

Và đôi khi, tâm của chúng ta chợt lóe sáng, như tia chớp xé tan màn đêm. Tiếc rằng, ánh chớp ấy tuy rất sáng nhưng ngắn ngủi, nên khi vụt tắt rồi thì bóng đêm lại tràn ngập. Khi chúng ta bình tâm, lắng lòng trong sạch thì có thể nhận diện rất rõ về những sự thật ở đời, luôn xảy ra trong cuộc sống xung quanh ta như sự mong manh, vô thường, những khổ đau trong cuộc sống và tình trạng không chủ thể (vô ngã) của tất cả. Những khi thấy được như thế, tâm ta trở nên nhẹ nhàng, bình an và thanh thản hơn trước những lo toan làm giàu, đua tranh, ghét ghen và thù hận… Những phút tâm lóe sáng như thế tuy không nhiều nhưng đã góp phần to lớn nuôi dưỡng tuệ giác và tình thương và vun đắp niềm tin yêu cho cuộc sống.

Còn lại thì đa phần chúng ta đều có tâm ở trạng thái như vết thương, sẵn sàng trào tuôn máu mủ và lở loét thêm mỗi khi đụng vào. Những tham lam, giận dữ gần như có mặt thường trực, phản ứng bén nhạy với các môi trường hoàn cảnh cuộc sống. Vì thế, đời sống chúng ta vốn đã vất vả, tất bật cho cho cuộc mưu sinh lại càng căng thẳng, phức tạp thêm. Do đó, chúng ta cần thiết lập đời sống hướng nội, giữ tâm thăng bằng, đồng thời quán sát sâu sắc hơn về thân tâm và cuộc sống để cho tâm được lóe sáng. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Lời Phật dạy 08:51 06/05/2024

Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế.

Thiện và bất thiện theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 17:20 04/05/2024

Một trong những biểu hiện cụ thể của người thực tu theo Chánh pháp là sống đời thiện lành; đoạn trước, đoạn giữa và đoạn sau tất cả đều thiện.

Phật tán dương hạnh đầu-đà

Lời Phật dạy 10:30 04/05/2024

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo.

Hãy đi cho đời tự do

Lời Phật dạy 15:50 03/05/2024

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia thời Thế Tôn là du hành, không ở cố định một nơi mà thường xuyên thay đổi. Chính đặc điểm của đời sống du hành với ba y và một bát đã trợ duyên rất nhiều cho thành tựu phạm hạnh, hạn chế đến tối đa tham ái, chấp thủ và dính mắc.

Xem thêm