Tắm Phật cách nào đúng?
Hiện nay, chúng tôi được hướng dẫn có đến 4 cách tắm Phật sơ sinh với hình thức và nội dung quán tưởng khác nhau. Vậy xin hỏi, cách tắm Phật nào là đúng nhất?
Hiện nay, chúng tôi được hướng dẫn có đến 4 cách tắm Phật sơ sinh với hình thức và nội dung quán tưởng khác nhau. Sau khi chí thành đảnh lễ hay chắp tay xá Phật sơ sinh, người Phật tử hai tay cầm chiếc gáo/cốc (dụng cụ múc nước) kính cẩn:
Cách 1. Múc nước thơm rồi tùy ý tắm Phật (cách này không quy định dội nước lên tượng Phật ở thân phần nào và dội bao nhiêu gáo nước). Trong khi tắm Phật, tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi phiền não và tội lỗi của bản thân, nhờ đó thành tựu công đức phước báo.
Cách 2. Múc hai gáo nước thơm tắm lên hai vai (tay) phải và trái của Phật (cách này không dội nước lên đầu Phật để tỏ lòng tôn kính). Trong khi tắm Phật, ngoài việc quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm, đặc biệt còn quán tưởng đến hai dòng nước ấm-mát của chư thiên, nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận-nghịch của cuộc sống.
Cách 3. Múc ba gáo nước thơm, gáo nước thứ nhất tắm lên đầu tượng Phật, gáo thứ hai và thứ ba tắm lên hai vai tượng Phật. Trong khi tắm Phật, quán tưởng những dòng nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền não của ta, làm cho ba nghiệp thân khẩu ý của ta đều được thanh tịnh.
Cách 4. Múc ba gáo nước thơm, gáo nước thứ nhất tắm bên vai trái Phật quán niệm: nguyện bỏ mọi điều ác; gáo thứ hai tắm bên vai phải Phật quán niệm: nguyện làm mọi điều lành; gáo thứ ba tắm dưới chân Phật quán niệm: nguyện độ hết chúng sanh.
Vậy xin hỏi, cách tắm Phật nào là đúng nhất?
Đáp:
Tìm hiểu một số kinh, luận và sử truyện liên quan đến đề tài “tắm Phật”, được biết nghi lễ tắm Phật có ở Ấn Độ từ xa xưa và được truyền đến các nước Phật giáo trên thế giới. Tắm Phật ở phương diện tẩy rửa các pho tượng Phật cho sạch sẽ, trang nghiêm (hay tắm tượng Phật mỗi ngày nói chung) thì căn bản có đề cập trong các kinh.
Theo kinh Công đức tắm Phật: “Khi tắm tượng thì dùng nước nóng thơm, trong sạch rưới từ trên xuống, sau đó tiếp dùng nước tinh khiết để tắm lại. Sau khi tắm tượng xong, dùng khăn mềm, mịn và sạch lau khô tượng, xông các loại hương trầm thơm quanh tượng, rồi đặt tượng về vị trí cũ trong điện Phật” (Dục Phật công đức kinh, ngài Nghĩa Tịnh dịch từ Phạn sang Hán). Tuy vậy, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy kinh sách nào hướng dẫn cụ thể, chi tiết về cách thức tắm Phật sơ sinh trong Đại lễ Phật đản. Trong khi chờ sự chỉ giáo của các bậc cao minh, chúng tôi thiết nghĩ, cũng vì lẽ ấy mà hiện có nhiều cách thức tắm Phật sơ sinh khác nhau.
Theo nghiên cứu của tác giả Thích Đồng Thành: “Nguồn gốc của lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni. Các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng khi hoàng hậu Ma-da đản sanh Thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và Thái tử. Sự kiện này được ghi lại trong kinh Đại bổn (Trường bộ II), kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Trung bộ III), lời mở đầu của bản Chú giải truyện Bổn sanh (Nidānakatha). Theo bộ Đại sự (Mahāvastu), khi Thái tử ra đời, hai dòng nước ấm và lạnh thơm dịu, trong lành từ trên không trung rưới xuống để tắm cho Thái tử. Tác phẩm Phật sở hành tán của ngài Mã Minh cũng ghi lại như trên.
Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, khi Thái tử ra đời, có hai vị Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà từ trên hư không phun hai dòng nước ấm và mát để tắm thân Thái tử. Có lẽ chính sự cung kính của chư thiên đối với sự kiện Đản sanh của Thái tử được mô tả trong những bản kinh này đã tạo nguồn cảm hứng để về sau trong mùa Phật đản, người Phật tử thường tôn trí tượng Đản sanh trong một bồn hay thau sạch và quý, đặt trong điện thờ Phật hay một nơi nào đó trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để làm lễ tắm Phật nhằm tưởng nhớ đến ân đức của Đức Phật” (Tìm hiểu về lễ Tắm Phật).
Thiển nghĩ, nếu nghiêng về quan điểm này thì việc tắm Phật theo cách 2: “Múc hai gáo nước thơm tắm lên hai vai (tay) phải và trái của Phật (cách này không dội nước lên đầu Phật để tỏ lòng tôn kính).
Trong khi tắm Phật, ngoài việc quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm, đặc biệt còn quán tưởng đến hai dòng nước ấm-mát của chư thiên, nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận-nghịch của cuộc sống” là có sự-lý và có cơ sở kinh điển nhất.
Ngoài ra, có thể tùy duyên tắm Phật và quán tưởng theo cách 1 hoặc cách 3. Riêng tắm Phật và quán tưởng theo cách 4 cũng có ý nghĩa nhưng xét kỹ dường như có vẻ khiên cưỡng, gò ép, không được tự nhiên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật?
Hỏi - Đáp 11:01 08/12/2024Tôi là người mới bước chân vào đạo Phật nhưng không biết phải học hỏi kinh sách nào trước, cho nó có thứ lớp dễ hiểu hợp với trình độ sơ cơ của tôi?
Con người sau khi chết linh hồn đi về đâu?
Hỏi - Đáp 14:00 03/12/2024Hỏi: Xin Hòa thượng giải thích cho chúng con hiểu về việc con người sau khi chết linh hồn sẽ đi về đâu?
Vì sao trong các pháp Ba la mật thì “Bố thí Ba la mật” được nói đến đầu tiên?
Hỏi - Đáp 18:40 02/12/2024Lợi ích của sự thực hành các pháp Ba la mật là gì? Vì sao trong các pháp Ba la mật thì “Bố thí Ba la mật” được nói đến đầu tiên?
Xem thêm