Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tâm sự từ việc quản lý và cách làm từ thiện

Ngày xưa, khi những ngôi chùa nghèo ở vùng quê xa xôi miệt vườn chỉ là mái tôn, vách lá. Tôi mong ước giá như có tiền hoặc kêu gọi được nhiều người đóng góp để xây dựng lại cho quý Ni sư và quý Thầy có chỗ nơi tu tập và làm phật sự tốt hơn.

Không bao lâu, sau những thông tin từ địa phương và qua những thân hữu gần xa, nhiều người tìm đến để cúng dường rồi xây dựng ngôi chùa khang trang kèm theo những đợt phát quà, khiến cho chính quyền địa phương cảm thấy hài lòng, khi có một cơ sở thờ tự đóng góp không ít cho việc cứu trợ xã hội tại địa phương.

Hầu như ai cũng cảm mến những người khởi xướng cho phong trào từ thiện…

Thế nhưng, dần dần số lượng quà tặng ngày càng nhiều, đã nảy sinh tiêu cực, người đảm trách việc phát phiếu thì được trụ trì trọng dụng nhưng lại không biết cách điều hành và phân phối cho đúng đối tượng.
 Hình chỉ mang tính chất minh họa
Chuyện không dừng lại ở đó, cách đây hơn 2 năm, do ăn chia không đồng đều những người trong nhóm thưa kiện, cuối cùng không ngã về đâu. Do không có tính răn đe, nên đến tận giờ việc phát phiếu quà theo cảm tính vẫn còn, những người lười lao động chỉ trông chờ vào những phần bồi dưỡng của đối tượng, thậm chí có người đang làm thuê ở thành phố Hồ Chí Minh cũng bỏ việc về giúp cho chùa chiền, không phải vì người ta ngộ đạo, mà là dễ kiếm tiền, được nuôi ăn, ngồi trong mát, chưa kể các đoàn có phật tử ở nước ngoài đến thì còn tặng thêm bao lì xì, vì được phục vụ ăn uống.

Đó là chuyện nhỏ, còn những chuyện về tiền hỗ trợ cho người mù, tiền quỹ để chùa hoạt động chẳng ai được biết đến, mạnh thường quân ủng hộ bao nhiêu, chi vào đâu, công việc nào?

Trong khi việc trợ giúp nhiều người biết đã lên đến con số tỷ đồng. Đơn cử có 2 nhà hào tâm ở Canada, hay tin việc đưa bệnh nhân đi phẫu thuật mắt, đã trợ giúp 70 triệu đồng cho 30 ca, họ tin tưởng vào nhà sư, nên giao tiền cho vị trụ trì và vị này bảo với phật tử:


- Cô lo được tiền ăn, tiền phẫu thuật thuốc men, vậy tiền này để dành trả tiền xe cho nhiều chuyến (trái với ý đồ thực hiện phẫu thuật mắt của 2 nhà hảo tâm).

Chứng kiến câu chuyện trên, chúng con nhớ lại lời Hòa thượng Thích Trí Quảng đã từng đề cập vấn đề cách thức làm từ thiện với các phật tử: 
- Để thể hiện tinh thần bố thí được trí tuệ theo Lời dạy của Phật, chúng ta giúp đỡ đúng người, đúng chỗ, đúng việc thì mới đúng pháp

Nhưng ở đây vị sư này đã đi ngược lại.

Thấy được cái lợi lâu dài, là không phải khó khăn tìm nhà tài trợ khi có đủ số bệnh nhân đi mổ mắt, nên phật tử cũng đồng ý.

Thế nhưng…. Sau khi tập hợp đủ số bệnh nhân, liên hệ thì vị trụ trì nói:

- Ở đây không có ai đăng ký

Rồi không bàn gì đến tiền bạc cho chuyến đi, báo hại người phật tử phải tìm kiếm bạn bè, trợ giúp để phẫu thuật cho xong vì bệnh nhân đăng ký quá lâu, nếu tiếp tục kéo dài sẽ không khả năng trị khỏi, cũng có thể sẽ bị mù.

Cho đến bây giờ, số người đăng ký lên hơn 40, vị trụ trì vẫn im lặng không hồi đáp, gọi điện, không bắt máy. Phật tử lo lắng không biết phải làm sao? Bạn bè lâu lâu giúp một lần, chứ vận động liên tục, làm sao họ có khả năng và vui vẻ mà cùng thực hiện. Xã hội bên ngoài, còn có thể hỏi cho minh bạch, không được thì nhờ đến các cấp chính quyền.

Còn đây là một vị Ni sư, thông thường bậc tu hành, làm điều gì người ta cũng quý trọng và ai cũng nghĩ người xuất gia không hề sai phạm, nhưng để tránh xảy ra đáng tiếc như một số vụ việc xuất phát từ những ngôi chùa trên phương tiện thông tin đại chúng, có lẽ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và từng địa phương, nên nghiên cứu và ban hành những quy định riêng để các vị trụ trì có được thông tin, qua đó ý thức trách nhiệm của mình cũng như bồi dưỡng đạo hạnh ngày càng cao hơn. Hạn chế tình trạng, như là vua một cõi, không phật tử nào dám lên tiếng để đến chuyện đã rồi, mới hay thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo.

Thời mạt pháp điều gì cũng có thể xảy ra: Người ta làm từ thiện bằng cái tâm trong sáng cũng có, người ta rửa tiền để lấy tiếng cũng có, người mượn ngôi chùa và chiếc áo tu để mưu cầu lợi ích riêng cũng có.

Cho nên giai đoạn sàng lọc nầy, sẽ không ít khó khăn, nếu chúng ta cùng góp phần xây dựng tốt hơn nền móng Phật pháp trong trái tim mỗi người, tin rằng tình trạng đáng tiếc nêu trên sẽ ít dần và không còn, hầu hết mọi người đều nương tựa vào chánh pháp.

Khi truyền thụ giáo lý thì nhiệt tình, khi bố thí thì chân thật, có như vậy vườn hoa Phật giáo mới đượm sắc tươi hồng trên mỗi nhánh sen.

Thiện Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Phật giáo thường thức 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Phấn chấn hơn lên

Phật giáo thường thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Thuốc trị bệnh tham sắc

Phật giáo thường thức 08:05 27/04/2024

Đến bệnh tham sắc. Đây cũng thuộc loại bệnh trầm trọng. Bệnh này lấy thuốc quán bất tịnh để trị.

Vì sao chúng ta không thường niệm Phật Thích Ca lại niệm Phật A Di Đà?

Phật giáo thường thức 07:57 27/04/2024

Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy.

Xem thêm