Tam thân Phật
Theo tinh thần các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa... thuộc hệ thống kinh điển của Phật giáo Phát triển, thì sự ra đời và hóa độ của Ðức Phật Thích Ca chỉ là sự thị hiện của Ứng thân Phật.
Ra đời dưới cây vô ưu, đến lúc trưởng thành quyết chí xuất gia, trải qua một thời gian tầm sư học đạo và tu khổ hạnh ép xác chốn rừng già, nhập định dưới cội Bồ-đề 49 ngày đêm và giác ngộ thành Phật, mở phương tiện hóa độ chúng sinh suốt 49 năm (hay 45 năm theo Phật giáo Nam truyền), rồi nhập Niết bàn. Ðó là Ứng thân của Phật, ứng theo cơ duyên mà thị hiện ra với những hành trạng nhằm hóa độ chúng sinh, tùy nghi mở phương tiện thuyết pháp đem lại lợi lạc cho muôn loài.
Báo thân Phật là thân kết tinh của trí tuệ và công đức phước báu mà Ðức Phật đã tu tập và thành tựu hạnh nguyện Bồ-tát trong vô số kiếp, từ lúc mới phát tâm tu tập cho đến khi đạt quả vị Thập địa, như Phật A Di Ðà, Phật Dược Sư tướng hảo quang minh nơi quốc độ của các Ngài. Báo thân là thân vô lượng sắc tướng, vô lượng công đức trang nghiêm không giới hạn mà hàng Bồ-tát Tam hiền, Thập địa mới thấy được. Ngoài ra, những khả năng phi thường, những phẩm chất cao đẹp, toàn mỹ của Ứng thân cũng được xem là một phương diện của Báo thân Phật. Suốt 49 năm giáo hóa, Ðức Phật đã sử dụng Báo thân của mình thông qua Ứng thân để dẫn đường cho chúng sinh về bến giác, mở ra muôn ngàn cánh cửa phương tiện hóa độ chúng sinh.
Ngoài Ứng thân và Báo thân ra, Ðức Phật còn một thân thứ ba là Pháp thân, bản thể Chân như của các pháp. Pháp thân bao trùm khắp pháp giới, cả không gian và thời gian. Pháp thân thường trụ, bất sinh bất diệt, là tự tánh chân thật và bình đẳng của tất cả các pháp. Trong cuộc đời Ðức Phật, Ngài thị hiện bằng Ứng thân và Báo thân, trau giồi trí tuệ và tích lũy công đức, tu tập phá trừ vô minh, rồi thành tựu Pháp thân, hay nói đúng hơn là trở về với Pháp thân thanh tịnh, với bản thể Chân như. Không có một sự vật, hiện tượng nào rời bản thể Chân như, và bản thể Chân như luôn luôn biểu hiện qua sự vật hiện tượng, vì thế mà kinh điển gọi Pháp thân hay bản thể Chân như là Tỳ-lô-giá-na, Biến nhất thiết xứ.
Mỗi người chúng ta vì còn vô minh vọng động nên Pháp thân không phát huy diệu dụng. Ví như sóng chỉ là hiện tượng biến động của nước, nhưng bản thể của sóng và nước không hai. Ở Ðức Phật, tất cả việc làm của Ngài đều là diệu dụng của Pháp thân, nó tác động đến chúng sinh và các pháp.
Sau khi Phật nhập Niết-bàn, nghĩa là Ứng thân chấm dứt nhưng Pháp thân của Ngài vẫn thường còn, luôn hiển hiện bên chúng ta, được biểu hiện qua tinh thần từ bi, trí tuệ và bình đẳng, biểu hiện qua đường lối tu tập giác ngộ giải thoát, đời sống đạo đức thánh thiện được các thế hệ tiếp nối và kế thừa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm