Thứ năm, 13/08/2020, 10:03 AM

Tâm thể tinh khôi

Ai ai cũng đều có một “tâm thể nguyên vẹn tinh khôi từ thuở nào”. Hãy buông hết mọi khái niệm cũ mòn trong đầu, sống lại ngay chỗ này, chính đó là sinh mạng vĩnh viễn, khỏi tìm kiếm gì khác nữa!

Đời người như giấc mộng, hãy thức tỉnh!

Ai không tâm thể?

Thường chúng ta bị Phật gọi là mê, là sống trong hư vọng phải chăng? Đã gọi là mê, nếu không có tâm, lấy gì là mê?

Thường chúng ta bị Phật gọi là mê, là sống trong hư vọng phải chăng? Đã gọi là mê, nếu không có tâm, lấy gì là mê?

Điều trước nhất cần xét kỹ lại xem, trên thế gian này, ai là người không có tâm thể? Thấu được chỗ này thì rõ chỗ căn bản mê lầm của chúng ta từ vô thủy đến nay.

Thường chúng ta bị Phật gọi là mê, là sống trong hư vọng phải chăng? Đã gọi là mê, nếu không có tâm, lấy gì là mê? Cây đá, máu thịt, gân xương đâu biết mê? Có mê là chấp nhận có Tâm rồi. Đây là một điểm.Thứ hai, gọi là vọng, tức là sao? Nghĩa là trái với chân thể thì gọi là vọng chứ gì? Nếu hoàn toàn không có chân thể thì nói vọng cũng dư. Cho nên nói vọng là ngay đó tự thầm nhận có chân thể. Chính vì chúng ta bỏ quên cái tâm thể chân thật ban đầu này, nên mãi lang thang đuổi theo bóng dáng sanh diệt, gọi đó là vọng.

Vua Trần Thái Tông trong bài kệ tóm tắt núi thứ nhất có hai câu:

Chỉ sai hữu niệm quên vô niệm,

Liền trái không sanh nhận có sanh.

Tức là, đang ở trong thể vô niệm vô sanh an ổn không chuyện gì, bỗng động niệm liền đó quên mất chính nó, ngay đó là trái với vô sanh mà đi vào có sanh có diệt, đây là nhận cái vọng chứ gì? Song, sở dĩ có niệm, có sanh là vì sao? Vì quên chỗ vô niệm, vì trái chỗ vô sanh thôi.

Có vị tăng hỏi Hòa thượng Lang Nha:

- Thanh tịnh sẵn vậy, vì sao bỗng sanh núi sông, cõi đất?

Sư đáp:

- Thanh tịnh sẵn vậy, vì sao bỗng sanh núi sông, cõi đất?

Đây là ông tăng dẫn kinh Lăng Nghiêm, Ngài Phú Lâu Na hỏi Phật. Chỗ đặc biệt của Thiền sư là giống như chỉ lập lại câu hỏi vậy thôi, nhưng lại là cách đáp chính xác vô cùng. Câu hỏi là: Đang sẵn thanh tịnh như vậy, cớ gì bỗng sanh ra các thứ? Thiền sư lập lại y nguyên câu hỏi, như dội lại ngay chỗ vừa hỏi đó. Chính ngay đó, ông đang thanh tịnh an ổn không việc gì, bất chợt khởi niệm hỏi, không phải là trong ấy bỗng sanh núi sông, cõi đất hay sao? Ngay đó tỉnh lại, liền rõ chỗ trước khi sanh chứ gì! Chỉ một chút kẽ hở này liền phân mê ngộ cách biệt. Kinh Pháp Hoa gọi là, cùng tử lang thang bỏ cha đi làm kẻ ăn mày nơi đất khách quê người. Đất khách nào? Chính là các trần trước mắt đây! Vừa ở trần này, lại vào trần kia, rồi bắt qua trần nọ, cứ thế đi mãi, đi mãi… quên hẳn đường về! Song, chính khi chạy vào các trần đó, thì cái gì chạy? Than ôi! Lại mê cái ấy, chỉ biết có trần thôi, vô minh là đấy!

Hòa thượng Thạch Đầu đã từng bảo Đại Điên:

- Trừ ngoài nhướng mày chớp mắt hãy đem tâm lại!

Đại Điên thưa:

- Không tâm có thể đem lại.

Thạch Đầu liền bảo:

- Nguyên lai có tâm sao nói không tâm, không tâm tức đồng với chê bai rồi!

Kìa, ông bảo không tâm, vậy chính “cái gì nói là không tâm đó?” Bởi người người đều có sẵn tâm thể ấy mà bỏ quên không chịu nhận, có mà không hay biết nên gọi là Mê, nhớ lại là Giác. Lẽ thật rõ ràng như thế, còn gì nghi ngờ nữa?

Hãy biết chuyển hướng cuộc đời mình!

Tâm thể ở đâu? 

Trong Huyết Mạch Luận, Tổ Sư đã bảo: “Ba cõi đều dấy lên, đồng về một tâm. Phật trước, Phật sau lấy tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự.

Trong Huyết Mạch Luận, Tổ Sư đã bảo: “Ba cõi đều dấy lên, đồng về một tâm. Phật trước, Phật sau lấy tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự.

Đã biết có tâm thể rồi, vậy thì tâm thể đó ở đâu mà mê? Sự thật nó không ở đâu cả mà ở ngay chính mình, đó là một điều không ai ngờ. Chính vì không ngờ nên mọi người cứ chạy đi tìm. Nhưng tìm ở đâu cho ra?

Trong Huyết Mạch Luận, Tổ Sư đã bảo: “Ba cõi đều dấy lên, đồng về một tâm. Phật trước, Phật sau lấy tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự. Hỏi: - Nếu chẳng lập văn tự, lấy gì làm tâm? Đáp: - Ông hỏi tôi chính là tâm ông, tôi đáp ông chính là tâm tôi. Tôi nếu không có tâm, nhân đâu biết đáp ông? Ông nếu không có tâm, nhân đâu biết hỏi tôi? Hỏi tôi chính là tâm ông, từ vô thủy kiếp đến nay, cho đến mọi hành động tạo tác trong tất cả thời, tất cả chỗ đều là bản tâm ông”.

Trong đây Tổ Sư xác định rõ ràng, tất cả thế gian có ra, dù có muôn ngàn sai khác, mà không cái gì ra ngoài một tâm. Một tâm nào? Người học đạo cần thấu rõ chỗ một tâm này, liền rõ gốc gác của sanh tử. Một tâm đó, chính là “tâm thể không hai” hay “tâm thể tinh khôi” chứ không gì khác. Tâm thể này đâu thuộc văn tự chữ nghĩa? Ngòi bút nào ghi được nó? Cho nên Phật Phật truyền nhau chỉ là truyền tâm này. Hay nói rõ hơn, chính đây là chỗ sống của chư Phật, lìa chỗ này thì Phật chỉ còn là Phật trong sách vở.

Đây, Tổ Sư chỉ thẳng cho thấy tâm này ở đâu? “Hỏi tôi chính là tâm ông, đáp ông chính là tâm tôi”. Chính ngay chỗ hiện tiền “đang hỏi đáp”, tâm thể sẵn hiện hữu trong đó. Nếu không có tâm, nhân đâu có hỏi, có đáp? Đây là nhân cái dụng, Tổ Sư chỉ ra cái thể. Đã có cái dụng phát ra nói năng, hỏi đáp, tới lui, qua lại đó, thì từ cái gì mà khởi dụng? Nếu không có Thể thì lấy gì khởi Dụng? Tuy nhiên chỗ này cũng dễ lầm! Nếu người hấp tấp nhận cái nói năng, động dụng đó cho là bản tâm, thì cũng mê. Tại sao? Vì nếu nhận cái “hỏi đáp” đó cho là bản tâm, khi không hỏi đáp thì sao? Tức thành không có tâm hay sao? Nhận như thế là nhận trên cái sanh diệt rồi! Trong đây phải thật chính chắn. Cốt yếu là, người lanh lợi phải khéo nhân đó mà thầm nhận trở lại “tâm thể kia”. Từ tâm thể đó ứng dụng ra mới không lầm.

Hãy nương tựa chính mình, các con đều là Bụt sẽ thành

Để rõ hơn, chúng ta hãy nghe thầy trò Qui Ngưỡng hiển bày “thể dụng” cho thấy. Qui Sơn đang hái trà, Sư gọi Ngưỡng Sơn bảo:

- Cả ngày hái trà, chỉ nghe tiếng con mà chẳng thấy hình con.

Ngưỡng Sơn liền rung cây trà. Qui Sơn bảo:

- Con chỉ được cái dụng của nó, chẳng được cái thể của nó.

Ngưỡng Sơn thưa:

- Chưa biết Hòa thượng thế nào?

Qui Sơn im lặng. Ngưỡng Sơn nói:

- Hòa thượng chỉ được cái thể của nó, chẳng được cái dụng của nó.

Có ai thấy được thầy trò Qui Ngưỡng chăng? Qui Sơn bảo hiện hình, Ngưỡng Sơn “rung cây trà”, tức hiện hình đó rồi. Sao Qui Sơn còn bảo “chỉ được dụng, không được thể”? Chẳng lẽ ngoài cái dụng đó, riêng có cái thể nào khác nữa? Nếu quả thực không có cái “thể” thì lấy gì hiện ra cái “dụng” ấy? Đây là Qui Sơn ngầm nhắc cho người, chớ lầm bị Ngưỡng Sơn gạt, chỉ thấy trên tướng động của cây trà là mờ mắt. Phải thấy sâu qua chỗ “cây trà không thể rung tới kia” thì mới tròn thể dụng!

Cho nên tiếp theo Qui Sơn im lặng là bổ túc chỗ ấy. Nhưng người không hiểu, theo lời mà bị gạt. Nghe Ngưỡng Sơn bảo: “Hòa thượng chỉ được thể, không được dụng”, bèn chê Qui Sơn là còn nghiêng lệch, tức lầm to! Nếu quả thực trong đó chỉ có “thể” mà không có “dụng”, thì đó là cái “thể chết”, vậy cái gì “Biết im lặng”? Thế nên trong đây im lặng mà sáng ngời, mà vang như sấm, đừng tưởng im lặng là không biết gì. Người mắt sáng, phải thấy thấu qua tướng im lặng kia mới thấy được thầy trò Qui Ngưỡng. Vì im lặng là đối với tướng nói năng, tướng rung cây trà kia, cũng thuộc tướng sanh diệt đối đãi.

Trong đây cần rõ: Ngưỡng Sơn rung cây trà, Qui Sơn đã hiện trong đó! Qui Sơn im lặng, Ngưỡng Sơn cũng hiện trong đó! Đâu thể tách rời chia hai mà nói một được, một chẳng được? Rõ ràng tâm thể vốn hiện tiền đấy thôi.

Và đây, Sở Nam đến tham vấn Hòa thượng Hoàng Bá, Hoàng Bá hỏi:

- Thế nào là trước khi ông chưa hiện hình trong ba cõi?

Sư thưa:

- Ngay hiện nay đâu phải có.

Hoàng Bá bảo:

- Có không hãy gác lại, ngay hiện nay thế nào?

Sư thưa:

- Chẳng phải xưa nay.

Hoàng Bá bảo:

- Pháp nhãn của ta chính ở nơi ông.

Cái gì là trước khi hiện hình trong ba cõi? Tức “tâm thể tinh khôi” chứ gì! Chỗ đó có hình tướng gì để thấy, để nói? Song, người nghe hỏi như thế, bèn theo câu hỏi tưởng xa xôi về quá khứ nào đó, là quên mất chính mình đang hiện hữu. Ngài Sở Nam không lầm theo ngôn ngữ, nên đáp rõ: “Ngay hiện nay đâu phải có”. Tức ngay đây, chưa khởi niệm thì có hình tướng gì? Chính đó là tâm thể tinh khôi, là chỗ chưa hiện hình trong ba cõi, đâu có tướng gì che mờ được? Tuy nhiên, vừa động niệm liền có hiện hình rồi, là rơi trong ba cõi liền đó.

Song, Hoàng Bá còn gạn thêm: “Có không hãy gác lại, chính hiện nay thế nào?” Nếu chưa phải người thực sống trong đó, hẳn khó trả lời. Sở Nam đáp thẳng: “Chẳng phải xưa nay”, tức vượt qua ý niệm xưa nay. Thể đó sờ sờ như vậy, vốn chẳng rơi vào xưa nay, chẳng thuộc trong thời gian trước sau. Rõ được chỗ này là mở con mắt pháp, ánh sáng thiền xuất hiện ngay đó!

Những người tu hành chẳng thể thành tựu Vô thượng bồ đề, cho đến riêng thành Thanh Văn, Duyên Giác và quyến thuộc của ma, đều do chẳng biết hai thứ căn bản, tu tập lầm lộn.

Những người tu hành chẳng thể thành tựu Vô thượng bồ đề, cho đến riêng thành Thanh Văn, Duyên Giác và quyến thuộc của ma, đều do chẳng biết hai thứ căn bản, tu tập lầm lộn.

Từ đâu trở về?

Rõ biết được tâm thể này có sẵn nơi mình đây rồi, nhưng hiện nay còn đang trong mê lầm thì từ đâu mà trở về?

Quả thực cũng rất đơn giản, vốn chính từ cái biết này mà mê, thì cũng chính từ cái biết này mà trở về thôi, không có con đường nào khác. Nghĩa là, biết yêu, biết ghét, biết hơn, biết thua, biết phải, biết quấy… đó là biết trong mê, biết theo duyên, theo cảnh, là cái biết đi trong sanh tử luân hồi. Giờ đây, cứ ngay đó mà trở về là xong.

Kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo:

- Những người tu hành chẳng thể thành tựu Vô thượng bồ đề, cho đến riêng thành Thanh Văn, Duyên Giác và quyến thuộc của ma, đều do chẳng biết hai thứ căn bản, tu tập lầm lộn. Thế nào là hai thứ?

1. Căn bản sanh tử từ vô thủy: tức chính ông hiện nay và các chúng sanh dùng “tâm phan duyên” làm tự tánh.

2. Thể Bồ Đề Niết Bàn thanh tịnh sẵn có từ vô thủy: tức chính ông hiện nay cái “thức thể sẵn tự sáng ngời” (Thức tinh nguyên minh), nó hay sanh ra các duyên, mà bị các duyên bỏ sót nó. Do các chúng sanh bỏ sót cái “sáng suốt sẵn có”(Bổn minh) này nên tuy trọn ngày tu hành mà chẳng tự giác, uổng đi vào các thú.

Dùng tâm phan duyên làm tự tánh, đó là căn bản sanh tử từ vô thủy đến nay. Tâm phan duyên tức cái Biết theo duyên chứ gì? Còn “thể Bồ Đề niết bàn sẵn có từ vô thủy” là ở đâu? Tức ngay cái “thức thể sẵn có sáng ngời” hiện nơi mình đang sống đây thôi. Cái thức thể đó là gì? Chính là Cái biết sờ sờ đây, hay cái tâm thể tinh khôi đấy! Chính cái biết còn nguyên vẹn, mới mẻ, tinh khôi như nó là nó của tự thuở nào nên gọi là “thức tinh”. Nó hay sanh ra các duyên, là nó Biết cái này, Biết cái nọ, Biết đủ thứ không thiếu sót. Biết duyên tức là sanh, vì khi biết cái nào là có cái đó hiện. Nhưng khi nó Biết cái gì, thì nó chỉ nhớ cái đó, nó đồng hóa mình là cái đó mà quên mất chính nó, nên gọi là “bị các duyên bỏ sót nó.” Chính vì bỏ sót nó, gọi đó là Mê, là quên mất đường về, nên đi vào các thú. Tu hành mà cứ lấy cái Tâm chỉ Biết theo duyên đó để tu, thì bao giờ tự giác được để trở về? Song, đường về ở đâu mà không trở về được? Cũng chính ngay đó thôi. Muốn trở về, cũng phải ngay cái Biết đó mà trở về, chính đây là quê nhà muôn thuở!

Trở về thế nào? Chỉ cần: Biết tất cả mà không bỏ sót chính nó vậy thôi.

Thiền sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền có lần thượng đường bảo: “Có một người ở mãi giữa đường mà chẳng lìa nhà, có một người lìa nhà mà chẳng ở giữa đường.”

Thật là nghịch lý chăng? Tại sao lìa nhà mà chẳng ở giữa đường? Ở giữa đường mà chẳng lìa nhà? Thiền như thách thức với đầu óc quen đóng khung trong vòng lý luận của thế tình, nhưng lại là một lẽ thật sáng ngời với người đã mở mắt tuệ. Vậy ai thấy người nào ở mãi giữa đường mà chẳng lìa nhà? Người nào lìa nhà mà chẳng ở giữa đường? Và trong đây là mấy người? Quả thật chính là “tâm thể tinh khôi” này thôi. Dù chúng ta đang mê mờ lang thang trong trần, nhưng sự thật nó có đi đâu?

Chỉ cốt ngay đây đổi lại: thay vì Biết tất cả mà quên mất chính nó, giờ đây hãy Biết tất cả mà không bỏ sót chính nó trong bất cứ trường hợp nào, trong bất cứ nơi chốn nào, thì có chỗ nào vắng mặt nó đâu? Như thế rõ ràng đâu đâu chẳng là quê nhà? Nghĩa ở giữa đường mà chẳng lìa nhà sáng tỏ như ban ngày, có gì phải nghi ngờ!

Bài kệ của Ngài Tam Bình nói:

Tức thử kiến văn phi kiến văn,Vô dư thinh sắc khả trình quân.Cá trung nhược liễu toàn vô sự,Thể dụng hà phòng phân bất phân.

Nghĩa:

Chính thấy nghe này chẳng thấy nghe,Đâu thừa thinh sắc đáng trình anh.Trong kia nếu rõ toàn vô sự,Thể dụng ngại gì phân chẳng phân.

Chính ngay cái thấy nghe hiện tiền đây, thấy nghe tất cả mọi sắc thinh nhưng không dừng ở một sắc, một thinh nào, tức thấy nghe mà chẳng thấy nghe chứ gì. Đó là thấy nghe nguyên vẹn như nó là nó, ngay đó trọn vẹn sáng ngời đâu còn có chút sắc thinh nào lẫn vào để mà trình. Thấy nghe như thế là toàn “thể” ở trong thấy nghe rồi, thấy là toàn thể thấy, nghe là toàn thể nghe, vậy còn có cái thể nào riêng khác nữa đâu mà chia là thể, là dụng? Người còn chia chẻ đây là thể, kia là dụng, là rõ ràng chưa hết mê!

Bàng Uẩn ở trong hội Hòa thượng Dược Sơn, khi từ giã đi, Dược Sơn sai mười thiền khách tiễn đến cổng. Ông bèn chỉ tuyết trong hư không nói:

- Tuyết đẹp từng mảnh từng mảnh chẳng rơi chỗ khác.

Thiền khách Toàn hỏi:

- Rơi ở chỗ nào?

Ông tát Thiền khách Toàn một cái tát, Toàn bảo:

- Cư sĩ không được vô lễ.

Ông nói:

- Ông thế ấy mà xưng là Thiền khách, Diêm Vương chưa tha ông đâu.

Toàn hỏi:

- Cư sĩ thì sao?

Ông tát cho một cái tát nữa, nói:

- Mắt thấy như mù, tai nghe như điếc.

Ông Bàng Uẩn rõ ràng có chỗ thấy sáng ngời chẳng mê. Ngay tuyết rơi, thấy rõ từng mảnh tuyết, từng mảnh tuyết rành rẽ không lầm, không có một mảnh nào lọt ra ngoài con mắt ấy, thì tâm thể sờ sờ đó, còn phải tìm đâu nữa? Thiền khách Toàn lại lầm qua, hỏi rơi chỗ nào? Đó là theo tuyết rơi quên mất chính mình rồi. Tức bị các duyên bỏ sót nó rất đau thương, nên liền bị tát! Vậy mà Toàn còn chưa tỉnh! Nếu ngay đó khéo thấy trở lại, tức liền trên đường về, mặc cho ông Bàng Uẩn tát, làm sao tát đến chỗ này?

Vì sao Đức Phật dạy bệnh là khổ?

Về đâu?

Ái dục khó dứt trừ  2

Nói ngay đó liền trở về, nhưng về đâu? Không khéo lại kẹt theo ngôn ngữ thành mê nữa. Chỉ là trở lại trước khi khởi niệm thôi, thấy có chỗ về là nằm mộng như cũ.

Bài pháp đầu tiên Lục Tổ bảo Huệ Minh:

- Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, cái gì là mặt mày xưa nay của Thượng tọa Minh?

Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đó là Lục Tổ đưa Thượng tọa Minh trở về trước khi động niệm, ngay đó tự nhận ra “mặt thật xưa nay” của chính mình từ vô thủy thôi. Tâm thể tinh khôi là đấy!

Sư Nhan hỏi Hòa thượng Nham Đầu:

- Thế nào là lý bản thường?

Nham Đầu bảo:

- Động.

Sư Nhan thưa:

- Khi động thì thế nào?

Nham Đầu bảo:

- Chẳng phải lý bản thường.

Sư im lặng giây lâu, Nham Đầu bảo:

- Nhận tức chưa thoát khỏi căn trần, chẳng nhận tức hằng chìm trong sanh tử.

Lý bản thường, tức nó thường sẵn như vậy chưa có xen gì vào. Nói theo đây là tâm thể mới mẻ, tinh khôi trước khi động niệm chứ gì? Nó đã thường sẵn như vậy, chợt khởi niệm hỏi thì sao? - Tức là động rồi. Mà đã động là trái bản thường, là đi vào cái khuôn hiểu biết, khái niệm. Nếu còn chần chừ nhận chẳng nhận, tức rơi vào hai đầu sanh diệt, càng đi xa. Vượt qua đó, liền rõ lý bản thường, khỏi hỏi thêm.

Nếu người sống trong tâm thể tinh khôi này, thì nó Biết khắp rất tinh tế, không chút gì qua lọt. Như Ngài Lâm Tế từng bảo: “Sơn tăng nói pháp khác với mọi người ở khắp nơi, hoặc có Văn Thù, Phổ Hiền xuất hiện trước mặt, mỗi vị hiện mỗi thân hỏi pháp, vừa nói: -Thưa Hòa thượng! Tôi đã sớm biết rõ rồi. Huynh đệ đến gặp nhau tôi trọn biết rành. Chỉ vì cái thấy của tôi riêng khác, ngoài chẳng nhận lấy phàm thánh, trong chẳng trụ căn bản, thấy suốt trọn không có nghi lầm”.

Tại sao Sư thấy hay như vậy? Chỉ vì “ngoài chẳng nhận lấy phàm thánh, trong chẳng trụ căn bản”. Tức là luôn luôn ở trong “tâm thể tinh khôi” ấy, không theo tướng phân biệt phàm thánh bên ngoài, không trụ chỗ căn bản nơi tâm bên trong, nói đơn giản là không trụ trong ngoài, nên thấy suốt không có nghi lầm. Tuy nhiên, không trụ bên ngoài thì dễ hiểu, tâm bên trong cũng không trụ nữa là sao? Bởi vì còn thấy có cái tâm căn bản để trụ, tức biến nó thành cái đối tượng rồi, là có thêm cái bóng thứ hai án ở trước, thì đâu thể thấy suốt!

Cho nên trong đây vừa có trụ là mất tinh khôi, là có cái khác xen vào. Do đó, trở về là về trước khi có trụ, trước khi có bạn bè, ngay đó liền gặp “Người chẳng cùng muôn pháp làm bạn”, khỏi phải chạy sang Trung Hoa tìm đến Tây Giang uống cho cạn mới được câu trả lời.

Bởi vậy, người thấu rõ chỗ này, là rõ tất cả cội nguồn Phật pháp. Tất cả bí quyết của tông môn, tất cả sâu kín của Tổ sư đều nằm trong đây, khỏi phải tìm đâu khác.

Phải luôn sống mới mẻ tinh khôi

Bởi tâm thể này vốn mới mẻ tinh khôi, vì vậy người muốn đạt chỗ này, cũng phải giữ tâm luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không có chứa đựng nhiều khái niệm trong đầu, không bám chặt vào một cái khuôn định sẵn khiến tâm cùn lụt, chết cứng.

Hãy xem, xưa kia Ngài Đại Mai - Pháp Thường đến hỏi Mã Tổ:

- Thế nào là Phật?

Mã Tổ đáp:

- Tức tâm tức Phật. (Phật tức là tâm, tâm tức là Phật)

Sư liền tỏ ngộ, về núi Đại Mai sống an ổn vững vàng, không còn ai dối gạt được. Trái lại, hiện giờ chúng ta đã nghe câu này không biết bao nhiêu lần, tại sao không ngộ? Chính vì bị cái khái niệm in sẵn trong đầu này. Vừa nghe nói đến, trong đầu liền bảo ngay: “Tôi hiểu rồi”, thì đâu có cơ hội để tỏ ngộ! Sự thật thì nó có thực hiểu đâu. Hiểu đó, là Hiểu qua cái Hiểu của người xưa, Hiểu của khái niệm cũ mòn, chết cứng thôi. Chính đó là nghe với một cái tâm đã chết của quá khứ, chớ vội hài lòng!

Nếu người còn chưa tin, hãy nghe vị tăng hỏi Điều Ngự Giác Hoàng:

- Thế nào là một việc hướng thượng?

Điều Ngự đáp:

- Đầu gậy khêu nhật nguyệt.

Tăng thưa:

- Dùng công án cũ của người xưa làm gì?

Điều Ngự đáp:

- Mỗi lần nhắc lại, mỗi lần mới.

Người học đạo chớ bắt chước theo ông tăng này! Tin tức việc lớn ấy vẫn luôn có sẵn bên mình, nhưng nếu chúng ta chỉ nghe với tâm có chứa khái niệm trong đầu, thì chỉ nghe với cái khuôn cũ kỹ, nghe với cái nhớ về quá khứ đã chết, không đối diện được cái đang hiện hữu sáng ngời! Chỉ nhớ có “đầu gậy”, nhớ có “nhật nguyệt”, thì đó chỉ là danh từ rỗng thôi, làm sao đạt được “ý sống” trong ấy? Đầu gậy làm sao với tới nhật nguyệt mà khêu? Rõ ràng ý này đã vượt ngoài lời nói rồi, còn đâu để nói mới cũ?

Nếu người thực sự nghe với tâm trống rỗng, hoàn toàn mới mẻ tinh khôi, sạch mọi khái niệm đóng khuôn trong đầu, thì bảo đảm nghe gì cũng mới mẻ, cũng sáng ngời, sẽ nghe được những điều bất ngờ! Cho nên Điều Ngự bảo: “Mỗi lần nhắc lại mỗi lần mới”. Nhắc lại là đang đối diện trực tiếp với chính ông đây, tâm tâm đang trực tiếp với nhau đây, đâu phải nói với người xưa mà bảo cũ! Còn ông, ông chỉ nghe với mớ khái niệm cũ mòn in trong đầu nên thấy là cũ. Như vậy, kết luận cho chính xác, là lời nói cũ hay chính tâm ông cũ? Người học đạo cần nghiệm kỹ chỗ này!

Chúng ta hãy nghe chuyện Huyền Tắc với Ngài Pháp Nhãn. Huyền Tắc ở trong hội Ngài Pháp Nhãn mà chưa từng thưa hỏi. Một hôm Pháp Nhãn hỏi:

- Giám viện Tắc sao chẳng vào thất thưa hỏi?

Tắc thưa:

- Hòa thượng đâu không biết con ở chỗ Thanh Phong đã có chỗ thâm nhập.

Pháp Nhãn hỏi:

- Ông thử thuật lại cho ta nghe!

Tắc thưa:

Con hỏi Hòa thượng Thanh Phong: “Thế nào là Phật? (Có bản ghi: Thế nào là tự kỷ của con?)” Hòa thượng đáp: - Đồng tử Bính Đinh đến xin lửa.

Pháp Nhãn bảo:

- Lời khéo, nhưng ngại ông hiểu lầm nên nói lại xem.

Tắc thưa:

- Bính Đinh thuộc lửa, đem lửa đi xin lửa, như con là Phật lại đi tìm Phật.

Pháp Nhãn bảo:

- Giám viện quả nhiên lầm rồi.

Tắc nổi giận, quảy hành lý bỏ đi. Pháp Nhãn nói:

- Người này nếu trở lại còn có thể cứu, nếu không trở lại thì không thể cứu.

Tắc đi giữa đường, nghĩ lại: “Hòa thượng là bậc thiện tri thức của năm trăm người, há lại gạt ta sao?”, bèn trở lại tham vấn tiếp. Pháp Nhãn bảo:

- Ông hỏi ta đi, ta sẽ đáp cho.

Tắc hỏi:

- Thế nào là Phật?

Pháp Nhãn đáp:

- Đồng tử Bính Đinh đến xin lửa.

Tắc liền đại ngộ.

Giới thiệu chuyên mục mới: Sống An vui

Nghiệm kỹ trong đây chúng ta sẽ thấy nhiều điều mới mẻ. Tại sao, cũng một câu nói đó mà lần trước Huyền Tắc nói thì chưa phải ngộ; lần sau Pháp Nhãn cũng lập lại thì thành thật ngộ? Chỗ này đem khái niệm trong đầu để hiểu, có thể hiểu được chăng? Bởi, chính lần đầu Huyền Tắc đáp là đáp theo cái hiểu của khái niệm, của lối mòn suy nghĩ thuộc tình thức, tự cho là hiểu mà thật là cái hiểu bắt chước, lập lại. Lần sau, Pháp Nhãn đáp, là đáp trong chỗ bất ngờ, Huyền Tắc không kịp suy nghĩ trước, tính toán trước, tức là đang đối diện trực tiếp với nhau, nên ngộ là thật ngộ! Chỗ này người đứng bên ngoài không thể suy tư đến được.

Do đó, người học đạo chúng ta phải tâm luôn luôn mới mẻ tinh khôi như vậy mà ứng dụng, mà nghe, mà học đạo thì lúc nào cũng sáng ngời vi diệu, lúc nào cũng nghe được những điều chưa từng nghe.

Hãy nhớ kỹ! Cũng câu kinh Kim Cang: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà Lục Tổ nghe qua liền ngộ, Vua Trần Thái Tông đọc đến liền tỉnh, còn chúng ta nghe hoài sao vẫn không ngộ? Lỗi tại đâu? Tại câu kinh quá cũ hay tại cái gì?

Rõ ràng tại vì chúng ta bị cái hiểu quá nhiều, quá in đậm trong đầu, nên nghe đó chỉ là nghe với bóng dáng quá khứ của chữ nghĩa chứa đầy, làm sao trực tiếp thẳng vào tâm thể được?

Vậy, ngay đây người học hãy buông sạch mọi khái niệm chứa đựng trong đầu, mọi cái hiểu của quá khứ, để tâm nguyên vẹn mới mẻ tinh khôi như nó là nó mà xem: cái gì đang đọc những dòng chữ này?

Tóm kết

Ai ai cũng đều có một “tâm thể nguyên vẹn tinh khôi từ thuở nào”. Hãy buông hết mọi khái niệm cũ mòn trong đầu, sống lại ngay chỗ này, chính đó là sinh mạng vĩnh viễn, khỏi tìm kiếm gì khác nữa!

Ai ai cũng đều có một “tâm thể nguyên vẹn tinh khôi từ thuở nào”. Hãy buông hết mọi khái niệm cũ mòn trong đầu, sống lại ngay chỗ này, chính đó là sinh mạng vĩnh viễn, khỏi tìm kiếm gì khác nữa!

Lâu nay chúng ta đã sống quá nhiều với những khái niệm chứa đầy ắp trong đầu, giờ đây muốn học đạo để nghe những điều chưa nghe, thì phải can đảm để tâm trống rỗng mới mẻ tinh khôi mà học, mà nghe, đó là con đường sống dậy của chính mình.

Chính ngay đó là nguồn sống vô biên chúng ta cần trở về, chư Phật, chư Tổ có sẵn trong ấy khỏi tìm đâu khác. Kìa, bài Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác vừa mở đầu, Sư đã nhấn mạnh: Anh thấy chăng? (Quân bất kiến). Người học thường hay bỏ qua chỗ này, không ngờ chính đây là yếu chỉ của toàn bài Ca. Yếu chỉ ở đâu?

Đây này! Chưa nói gì mà bảo: “Anh thấy chăng?” là thấy cái gì? Rõ ràng ngầm chỉ Tổ sư luôn có mặt, cái ấy sờ sờ sẵn đó. Bởi đây là khúc ca chứng đạo, tức nói lên chỗ chứng, chỗ sống của Thiền sư Huyền Giác. Với chỗ sống đó thì lúc nào nó cũng sẵn sàng hiện tiền, chưa nói ra, chưa mở miệng, nhưng nó vẫn sờ sờ có đủ đó rồi! Tức nó mới mẻ tinh khôi, nguyên vẹn chưa có khái niệm gì chen vào. Vì vậy, chưa nói ra mà hỏi người: “Thấy chăng?” Nếu người lanh lợi, ngay đó nhận ra liền thì đâu còn bị những lời lẽ phía sau lừa nữa. Bao nhiêu lời lẽ của cả một bài ca chỉ là giải thích lại chỗ này thôi.

Và bài Bảo Cảnh Tam Muội, mở đầu liền bảo:

Pháp ấy như vậy,

Phật Tổ thầm trao.

Nay ông được đó,

Nên khéo giữ gì

(Như thị chi pháp, Phật Tổ mật phó, Nhữ kim đắc chi, Nghi thiện bảo hộ.)

Vừa mở lời liền nói: “Pháp ấy như vậy,” mà không nói là pháp gì, vì nó đã sẵn như vậy rồi, khỏi thêm khái niệm nữa. Chính đó là chỗ Phật Phật, Tổ Tổ thầm trao, thầm truyền. Nói thầm trao, tức lời nói không thể nói đến được, người nhận phải khéo thầm nhận thôi: Thầm nhận trước khi nói. Đã thầm nhận rõ rồi, phải khéo giữ gìn, khéo sống, không để tâm chia chẻ, lựa chọn chen vào liền tự khuất lấp ngay! Chỗ này còn có thể nói mới, nói cũ nữa sao?

Để kết thúc ý nghĩa này, xin dẫn đoạn nhân duyên Thiền sư Thạch Thê hỏi thị giả:

- Ông đi đâu?

Thị giả thưa:

- Con đi lên trai đường.

Sư bảo:

- Ta đâu không biết ông đi lên trai đường?

Thị giả thưa:

- Trừ ngoài việc này, riêng nói cái gì?

Sư bảo:

- Ta chỉ hỏi việc bổn phận của ông?

Thị giả thưa:

- Nếu hỏi việc bổn phận, con thật đi lên trai đường.

Sư bảo:

- Ông quả thật là thị giả của ta!

Thiền sư Thạch Thê muốn gạn lại chỗ sống hiện tiền của ông thị giả thế nào. Nếu là người khác hẳn bị Ngài Thạch Thê lừa ra khỏi việc ấy rồi. Hỏi đi đâu, nếu theo cái đi đó mà đáp, quên mất chính mình đang hiện hữu là nguy! Thị giả quả đang sống trong ấy nên sáng tỏ rõ ràng không lầm. Đáp đi lên trai đường, là chính thật mình đang hiện hữu trong đó. Hỏi việc bổn phận, thì cũng chính ngay đây “đang đi lên trai đường là đi lên trai đường,” rõ ràng sáng tỏ không thêm gì khác. Trong đây vừa có xen vào bất cứ ý niệm nào nữa là khuất lấp chính mình, là quên mất việc bổn phận ngay. Tâm thể tinh khôi chính đã đầy đủ trong ấy rồi!

Như vậy xác quyết rõ ràng là: Ai ai cũng đều có một “tâm thể nguyên vẹn tinh khôi từ thuở nào”. Hãy buông hết mọi khái niệm cũ mòn trong đầu, sống lại ngay chỗ này, chính đó là sinh mạng vĩnh viễn, khỏi tìm kiếm gì khác nữa!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

Kiến thức 08:30 07/01/2025

Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.

Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo

Kiến thức 13:00 06/01/2025

Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.

Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật

Kiến thức 12:05 06/01/2025

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Xem thêm