Tâm tìm cầu danh lợi là chướng ngại trên lộ trình hướng đến ly tham, thành tựu giải thoát
Thế Tôn đã dùng hình ảnh con dã can già bị ghẻ lở hành hạ, tru tréo thống khổ trong đêm tối vì đau nhức, không lúc nào được an ổn để liên tưởng đến sự khổ lụy của con người khi bị trói buộc vào danh lợi thật ấn tượng.
Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:
- Khổ lụy, này các Tỷ kheo, là lợi đắc, danh vọng và cung kính…
- Các ông có nghe chăng lúc trời gần sáng, có con dã can tru lớn tiếng?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Này các Tỷ kheo, đó là tiếng con dã can già, mắc bệnh ghẻ lở, không thoải mái khi ở chỗ hoang vắng, khi ở dưới gốc cây, lúc nó đi đứng ngồi nằm, tại các chỗ ấy nó cảm thấy tai họa, bất hạnh.
- Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ở đây, Tỷ kheo nào bị lợi đắc, cung kính và danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm thì vị ấy không thoải mái khi ở chỗ hoang vắng, khi ở dưới gốc cây, lúc đi đứng ngồi nằm, tại các chỗ ấy vị ấy cảm thấy tai họa, bất hạnh.
- Như vậy, này các Tỷ kheo, khổ lụy là lợi đắc, danh vọng và cung kính…
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 6, phẩm 1, phần Con dã can, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.397)
Phật dạy: Tham đắm danh lợi là căn bệnh khó chữa
Lời bàn:
Một phần của sự thành công trong cuộc sống chính là thành tựu tiền tài, danh vọng và được mọi người kính trọng. Đây cũng chính là mục tiêu phấn đấu của mọi người, luôn mong mỏi và vươn tới một tương lai tươi đẹp hơn. Để đạt được điều đó, con người phải phấn đấu thật nhiều nếu muốn đi lên bằng con đường lương thiện, chân chính.
Riêng đối với những người phát nguyện ly tục, tìm cầu giải thoát thì sự thành tựu về lợi dưỡng, cung kính và danh vọng nếu có cũng chỉ là phương tiện để hành đạo, chẳng có gì để lưu tâm, vướng bận vì cứu cánh của họ là giải thoát sinh tử. Tuy vậy, không phải người tu nào cũng đầy đủ chánh kiến để vượt qua những trói buộc, hệ lụy tầm thường này, thậm chí một vài người còn chạy theo, bị trói buộc nặng nề để rồi rơi vào khổ lụy, luôn sống trong tai họa và bất hạnh.
Thế Tôn đã dùng hình ảnh con dã can già bị ghẻ lở hành hạ, tru tréo thống khổ trong đêm tối vì đau nhức, không lúc nào được an ổn để liên tưởng đến sự khổ lụy của con người khi bị trói buộc vào danh lợi thật ấn tượng. Cố nhiên danh lợi sẽ đến với người tu hoặc nhiều, hoặc ít vì lẽ đó là phước báo. Cái được này là kết quả hiển nhiên, không mong cầu vì phước báo tròn đầy, càng xả bao nhiêu thì lại được bấy nhiêu.
Nhưng nếu khởi tâm tìm cầu, khao khát thì chẳng những không được gì mà còn bị mất trắng. Mà dẫu có được chăng thì vẫn là mất vì tâm chạy theo danh lợi đã thiêu đốt, hành hạ làm chúng ta luôn bất an. Bởi chính những bất hạnh này là vật cản, chướng ngại trên lộ trình hướng đến ly tham, thành tựu giải thoát.
Thế nên tu tập là xả ly mọi sự ràng buộc, buông bỏ đến tận cùng và đỉnh cao là thành tựu Niết bàn. Tùy duyên, không chấp thủ, thảnh thơi và tự tại luôn là mục tiêu hướng đến của mọi người con Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.
Phật dạy 5 điều thân kính với bà con
Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”
Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.
Xem thêm