Thứ sáu, 07/02/2020, 10:53 AM

Người tham cầu lợi dưỡng khó thực hành được pháp giải thoát

Ngũ dục không phải là tội lỗi mà là chướng đạo. Đứng đầu của ngũ dục là tiền của, vật chất. Nếu người tu tham đắm vào vật chất sẽ bị chướng ngại trên con đường đạo. Tài dục mang đến hỷ lạc ngắn ngủi, tạm thời, không bền vững.

> Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

“Năm dục là tai họa, thân dẫu ở cõi tục, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bát và pháp khí, chí nguyện người xuất gia, luôn giữ đạo trong sạch, thực hành hạnh thanh tịnh, từ bi với tất cả”. – Trích điều giác ngộ thứ 7 – kinh Bát đại Nhân giác.

Tài dục (tiền tài, của cải) là một trong ngũ dục cản trở con đường tiến đạo của người tu. Tiền là phương tiện để nuôi sống thân thể, nhưng nếu đắm nhiễm thì tiền là tai họa khiến chúng sinh chịu khổ đau. Người xuất gia không tìm hạnh phúc nơi vật chất, mà xoay về nội tâm, tìm hạnh phúc nơi chính bản tâm của mình.

Người xuất gia bỏ lại tất cả, theo Thầy tu hành, công phu sớm tối, trải qua bao gian truân vất vả để xứng đáng là “Thầy” của trời người, là nơi nương tựa của chúng sinh.

Người xuất gia bỏ lại tất cả, theo Thầy tu hành, công phu sớm tối, trải qua bao gian truân vất vả để xứng đáng là “Thầy” của trời người, là nơi nương tựa của chúng sinh.

Đi tu là sửa tâm của chính mình

Bài liên quan

Người xuất gia chỉ cần chân thật giữ giới, thực hành giáo Pháp của Phật, cũng đủ đền ơn Tam Bảo, đền ơn chúng sinh, là ruộng phước điền quý báu cho chúng sinh. Từ thời Đức Phật còn tại thế, xuất gia là tự nguyện, tự giác. Xuất gia là chấp nhận bước vào trận chiến với chính tâm mình. Đó là cuộc chiến giữa một bên là nhiều đời nhiều kiếp của tham dục, vô minh, ái luyến và một bên là chí nguyện cầu đạo Bồ Đề. Lại nữa, người xuất gia phải rời xa gia đình theo thầy tu học. Những cám dỗ, thú vui đời thường, những tình cảm riêng tư, nỗi nhớ gia đình, bạn bè; người xuất gia đều phải thực hành Pháp để vượt qua.

Người xuất gia phải luôn quán niệm về Pháp, khắc ghi và thực hành lời dạy của Đức Phật để chiến đấu với những ràng buộc trong tâm. Tu hành là gian khổ, vất vả, đời sống tu hành không bao giờ yên ả, sẽ gặp nhiều gian truân, nghịch cảnh để từ đó tiến tu, viên thành đạo quả. Nếu cuộc đời tu hành yên bình quá, người tu dễ giải đãi, buông lung, gặp chuyện khó khăn có thể thối tâm Bồ Đề. Người xuất gia phải vượt qua được những khổ ải, ngoại cảnh bên ngoài, nỗ lực tinh tấn cho đến ngày thành đạo. Vậy nên, chúng ta thấy con đường xuất gia vô cùng gian nan, vất vả nhưng đầy cao quý.

Người không biết tu, tham đắm, không biết xả bỏ, thì danh văn, lợi dưỡng sẽ là gánh nặng trên vai.

Người không biết tu, tham đắm, không biết xả bỏ, thì danh văn, lợi dưỡng sẽ là gánh nặng trên vai.

Đắm nhiễm lợi dưỡng khó thực hành được pháp giải thoát

Quay ngược dòng thời gian hơn 2600 năm trước, Thái tử Tất Đạt Đa đã bỏ cung vàng điện ngọc đi tìm con đường giác ngộ. Đối với Ngài, tất cả những của cải vật chất đều không mang lại sự hạnh phúc. Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng vậy, Ngài không ưa đắm ngôi vua quyền quý, không ưa đắm ngũ dục thế gian mà chỉ một lòng vì lý tưởng xuất gia cầu đạo.

Bài liên quan

Trong kinh Phật dạy, ngũ dục không phải là tội lỗi mà là chướng đạo. Đứng đầu của ngũ dục là tiền của, vật chất. Nếu người tu tham đắm vào vật chất sẽ bị chướng ngại trên con đường đạo. Tài dục mang đến hỷ lạc ngắn ngủi, tạm thời, không bền vững. Do đó, người có ý định đi tu để kiếm tiền, để mong cầu lợi dưỡng thì không bao giờ tiến đạo được.

Những ai đi tu để kiếm tiền thì người này sớm hết phúc, quả báo chết sớm, có tu cũng không tu được. Gọi là tặc tâm xuất gia. Người ấy vào chùa thì Hộ Pháp, Long Thiên cũng không cho ở, mà ở cũng không yên được. Người có tâm bất thiện như thế vào chùa không ở được lâu. Người như vậy không bao giờ có phước báu được đàn na tín thí cúng dường”.

Trên bước đường tu hành, người xuất gia khó tránh khỏi khen chê, danh lợi.

Trên bước đường tu hành, người xuất gia khó tránh khỏi khen chê, danh lợi.

Bài liên quan

Người xuất gia bỏ lại tất cả, theo Thầy tu hành, công phu sớm tối, trải qua bao gian truân vất vả để xứng đáng là “Thầy” của trời người, là nơi nương tựa của chúng sinh. Đồng tiền là mồ hôi, nước mắt, tấm lòng của người Phật tử. Nếu người tu không có phước báu, không có đức thì không có ai cúng dường. Việc người tu nhận sự cúng dường, tịnh tài, phẩm vật của Phật tử là để nuôi dưỡng chúng Tăng, xây dựng chùa chiền, ấn tống kinh điển; đặc biệt là gieo duyên Phật Pháp, hoằng hóa chúng sinh.

Quan điểm “đi tu để khởi nghiệp kiếm tiền” là quan điểm sai lầm. Người phát biểu quan điểm như thế là người bị tổn phước báu, làm hại đến Phật Pháp, cắt đứt hy vọng, thiện căn duyên của chúng sinh và quả báo khổ đau nhiều đời nhiều kiếp.

xuat-gia (2)

Trên bước đường tu hành, người xuất gia khó tránh khỏi khen chê, danh lợi. Người không biết tu, tham đắm, không biết xả bỏ, thì danh văn, lợi dưỡng sẽ là gánh nặng trên vai. Nhưng nếu vì Phật Pháp, vì lợi ích chúng sinh mà gánh vác thì điều đó lại đem đến lợi lạc, hạnh phúc cho số đông. Mong rằng, những ai đang có chí nguyện xuất gia giác ngộ được điều này để đầy đủ nhân duyên, được bước trên con đường giải thoát, làm lợi cho nhân thiên và muôn loài.

Theo: Chuabavang.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm