Tản mạn về hạnh phúc
Không ai có thể phủ nhận, đích đến cuối cùng của cuộc đời mỗi người chính là hạnh phúc.
“Hạnh phúc” biểu thị trạng thái xúc cảm thăng hoa nhất, là khái niệm trọn vẹn nhất phản ánh sự hài lòng, mãn nguyện, an thái trong tâm hồn con người khi nhu cầu được thỏa mãn. Hạnh phúc trừu tượng và tương đối, nó liên quan đến ước muốn, nhu cầu và cả kỳ vọng của con người trong hành trình sống của mình. Vậy nên thật khó có câu trả lời đích đáng cho câu hỏi “tiêu chuẩn của hạnh phúc là gì?”.
Nhưng có một điều chắc chắn, mỗi người sẽ có cảm nhận riêng và có riêng cho mình một quan niệm về hạnh phúc. Hạnh phúc với người này có thể là tiền tài, vật chất, công danh; với người khác là sức khỏe, trí tuệ, gia đình; với ai kia lại là sự đam mê, cống hiến… hoặc đơn giản chỉ là một cuộc sống giản dị, bình yên, mặc những bon chen, hỉ nộ bên ngoài.
Bình yên là hạnh phúc
Nhiều người thường an ủi nhau “hạnh phúc là hài lòng với những gì mình có”. Nghe chừng đơn giản nhưng thật khó vô cùng khi biến nó thành phương châm sống. Bởi nhiều người trong chúng ta có quá nhiều ham muốn, đòi hỏi ở cuộc đời này, đạt được điều này lại mong mỏi điều kia trên một vòng quay nhu cầu bất tận. Thử hỏi, biết bao nhiêu cho đủ, bao nhiêu thì vừa? Vậy để có hạnh phúc, trước hết hãy chu toàn với cuộc đời mình, chấp nhận những gì thuộc về mình, nỗ lực với những gì mình đam mê, miễn sao sau mỗi cố gắng ấy, điều mình nhận về là những khoái cảm, vừa đủ thỏa mãn, hài lòng để cổ vũ cho những mục tiêu mới.
Hạnh phúc ngỡ rộng mà hẹp. Đôi lúc tưởng nó cao vời mà lại rất đỗi khiêm nhường, gần gũi quanh ta. Ấy là những điều giản dị mà ai cũng có thể đạt được: Một khoảnh khắc thư thái trong tâm hồn, trút bỏ được âu lo, phiền muộn; mỗi sớm mai, trải lòng với một cuốn sách hay cùng ly cà phê bên ban công nghe tiếng chim lảnh lót; trồng thêm một chậu hoa và ngóng chờ ngày hoa nở; viết một điều gì đó trên trang cá nhân mỗi ngày sẻ chia cùng bè bạn để biết rằng mình vẫn luôn được quan tâm… Ai đó cứ ngóng chờ mỗi cuối tuần, để được thật nhanh về nhà thăm gia đình, mẹ cha. Tự vào bếp nấu những món ăn cả nhà yêu thích, được sống trọn vẹn với khoảnh khắc ấm cúng bên bữa cơm gia đình. Tạm xa phố phường xa hoa, bụi bặm, an yên hòa mình với cỏ hoa đồng nội mà cơi bỏ được bao bon chen, áp lực đời thường.
Có người, với họ hạnh phúc đơn giản là được san sẻ, cống hiến cho cộng đồng. Một đời miệt mài trên những chuyến đi từ thiện, giúp đỡ, chở che cho các mảnh đời, số phận kém may mắn. Càng đáng quý hơn là những đóng góp, cống hiến lặng thầm những mong giúp đời, giúp người phần nào vơi đi bĩ cực. Họ có thể chưa thực sự giàu có, đủ đầy, nhưng việc làm và hành động ấy không mưu cầu quảng bá hình ảnh hay được trả ơn bằng thiện tâm trong sáng. Niềm vui sống ấy, hẳn là hạnh phúc.
Hạnh phúc, không có giới hạn cụ thể nhưng lại vẹn toàn trong ý niệm mỗi người, mỗi gia đình và mỗi dân tộc. Hãy nhìn sang những nước bạn như: Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Ireland… và gần ta hơn là Bhutan. Những đất nước luôn dẫn đầu về chỉ số hạnh phúc, tiêu biểu là đất nước Phần Lan xinh đẹp, 4 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng Báo cáo Hạnh phúc của thế giới với những phương châm sống giản dị, không chút cầu kỳ nhưng rất đáng học hỏi. Họ xem hành trang cuộc đời là sự bền bỉ, nhẫn nại; sống hòa mình với thiên nhiên; biết xây dựng nền tảng hạnh phúc từ ấu thơ; xem khiêm nhường là bí quyết giữ hạnh phúc; biết hài lòng với thực tại và biết chấp nhận tính hai mặt của cuộc sống.
Thật vậy, hạnh phúc chỉ thực sự hiện diện khi ta biết phác thảo cho mình một phương châm sống tích cực, thỏa hiệp và bao dung với cuộc đời và con người. Khi đó, ta sẽ biết mỉm cười với thất bại, biết chấp nhận những mặt trái của cuộc sống, học được cách vị tha với thói đố kỵ, tị hiềm… Thước đo hạnh phúc, suy cho cùng đó là chiều dài của sự thỏa mãn những nhu cầu cuộc sống. Chúng ta tồn tại với mỗi bản thể độc lập, mỗi cuộc đời riêng biệt nên sẽ rất sai lầm khi đối chiếu, so sánh với những điều thuộc về người khác. Hãy học cách hài lòng và tự tin bước đi trên hành trình của mình, sống tận hiến và lạc quan với mục tiêu riêng mình, hạnh phúc của ta thuộc về nơi đó.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nếu không có cái tôi thì mình còn lại gì?
Sống an vui 18:58 20/12/2024Nỗi đau dạy tôi vô ngã. Nó bào mòn cái “tôi” ích kỷ trong tôi, để trả tôi về với bản chất thật của mình là sự rỗng rang và tự do. Không còn ranh giới giữa tôi và cuộc đời. Tôi chỉ là một dòng sông chảy, lặng lẽ nhưng không ngừng.
Ước nguyện trong ngày mới
Sống an vui 08:08 20/12/2024Một ngày mới bắt đầu...Tôi sẽ mở tâm hồn và trái tim mình để hoà nhập với những người xung quanh. Tôi sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của bạn bè mình. Tôi không kì vọng mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, và bạn bè tôi cũng thế.
Hãy sống với tâm thái tích cực và chăm chỉ
Sống an vui 07:30 20/12/2024Có một số người, vừa thấy thành tựu của ai đó, liền liên hệ ngay tới bản thân mình. Cảm thấy không bằng người thì tủi thân trách phận, và không hoan hỷ với thành công kia.
Ăn mặn gây hại sức khỏe thế nào?
Sống an vui 13:45 19/12/2024Nhiều người lo ngại ăn mặn dễ cao huyết áp, ảnh hưởng chức năng tim, thận... nên tự kiêng muối. Chế độ ăn nhạt máy móc sẽ có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh, tuần hoàn, gây chán ăn, suy nhược cơ thể, thậm chí tử vong. Vậy ăn nhạt thế nào đúng?
Xem thêm