Tăng Ni trẻ với nhiệm vụ hoằng pháp
Tăng Ni trẻ làm cách nào để thực hiện bổn phận thiêng liêng cao đẹp đó, khi vẫn còn là những học Tăng, học Ni đá cứng chân mềm? Hoằng pháp bằng cách nào? Làm thế nào để trở thành một vị pháp sư ngồi trên pháp tòa để giảng kinh thuyết pháp?
“Hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”. Đây là trách nhiệm và bổn phận chung của mỗi sứ giả Như Lai để báo ơn Phật trong muôn một. Vậy Tăng Ni trẻ làm cách nào để thực hiện bổn phận thiêng liêng cao đẹp đó, khi vẫn còn là những học Tăng, học Ni đá cứng chân mềm? Hoằng pháp bằng cách nào? Làm thế nào để trở thành một vị pháp sư ngồi trên pháp tòa để giảng kinh thuyết pháp? Đây là một cách hoằng pháp thiết thực và lợi ích nhất, nhưng không phải ai cũng đủ trình độ và cơ duyên để làm được như vậy. Điều đó thấy rõ khi hằng năm Giáo hội đào tạo hàng trăm thậm chí cả ngàn Tăng Ni tốt nghiệp các lớp Giảng sư, Học viện, Cao đẳng…, nhưng ra làm Giảng sư thực sự được mấy vị? Nói vậy, không phải để chúng ta bi quan và cho rằng việc hoằng pháp chỉ dành cho các bậc Tôn túc, các vị tài năng còn mình thì vô can.
Con đường truyền thừa không nhất thiết là đợi đến khi làm Giảng sư, mà ngay trong cuộc sống hằng ngày, từ thân giáo, khẩu giáo, ý giáo. Chúng ta có thể đem đạo Phật đến cho mọi người bằng nhiều hình thức, nhất là trong thời đại hội nhập này, Tăng Ni trẻ tham gia hoạt động xã hội nhiều, có nhiều cơ hội tiếp xúc với tầng lớp tri thức trẻ, đây là đối tượng quan trọng nhất cho sự hưng vong của xã hội trong thời đại mà đạo đức con người ngày một suy đồi.
Một chướng duyên lớn cho con đường hoằng pháp của Tăng Ni trẻ là thường có tâm lý “không đất dụng võ”. Đây là một thực tế hay do các vị Tăng Ni trẻ được tu học trong một môi trường quá thuận lợi về mọi phương diện, để rồi học hết lớp này đến lớp khác, đến khi không còn gì để học thì không biết làm gì cả. Ai thắc mắc thì trả lời: “không ai cho chúng tôi cơ hội phục vụ hay chúng tôi không có đất dụng võ”. Thực ra thì một số Tăng Ni trẻ là ngại - ngại khó khăn và không có tinh thần “dấn thân”. Vẫn còn đó những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi người dân không chỉ đói cơm ăn, áo mặc mà đói cả đời sống tinh thần hay nói rõ hơn là đói Pháp.
Có một câu chuyện rất xúc động: Một dịp về vùng quê nghèo, nơi đó bà con kính tin Tam bảo và sinh hoạt gia đình Phật tử khá mạnh. Bác Huynh trưởng đã nói với chúng tôi thế này: “Thưa thầy, chúng con luôn kính tin Tam bảo, nhưng ở nơi quê nghèo chúng con chỉ có nhị Bảo”. Tôi chưa kịp ngạc nhiên thì Bác nói tiếp: “Chúng con có Phật, Pháp nhưng không có Tăng, mà khi không có Tăng thì không ai hướng dẫn chúng con tin và hiểu Phật đúng pháp, ở đây chúng con rất khát được nghe Pháp. Chúng con chỉ sợ không có người hướng dẫn, chúng con mò mẫm e sai đường.” Chúng tôi lặng cả người, có lẽ đây là điều chúng ta cần suy ngẫm.
Nhưng cũng mừng là ngày càng có nhiều Tăng Ni trẻ đã nêu cao tinh thần “Nơi nào Phật pháp cần thì đến, không quản gian lao, không nài khó nhọc”. Mong rằng, tinh thần này được nhân rộng hơn nữa trong tầng lớp Tăng Ni trẻ đương đại. Vì Phật pháp cần lắm sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần vì đạo quên thân của chúng ta.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm