Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/10/2019, 10:01 AM

Facebook: Công cụ hỗ trợ cho việc hoằng pháp

Facebook giúp chúng ta chia sẻ kiến thức Phật pháp, tài liệu học tập, cập nhật thông tin Phật sự một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn khi mạng xã hội này có công năng phá vỡ mọi rào cản không gian.

 >>Phật giáo và cuộc sống

Bài liên quan

Những công năng rất tuyệt vời đối với người cư sĩ tại gia như tạo liên kết bạn bè, chia sẻ thông tin cá nhân, bày tỏ cảm xúc, trạng thái, cùng các ứng dụng của kênh giải trí năng động, hầu như không quá cần thiết đối với người xuất gia. Tuy nhiên, Facebook giúp chúng ta chia sẻ kiến thức Phật pháp, tài liệu học tập, cập nhật thông tin Phật sự một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn khi mạng xã hội này có công năng phá vỡ mọi rào cản không gian. Ứng dụng “live stream video” giúp cho các sự kiện Phật giáo, các bài giảng được gửi lên Facebook trực tuyến càng làm cho Phật pháp tiếp cận dễ dàng, sâu rộng và kịp thời trong quần chúng. Những pháp thoại và bài viết của những nhà hoằng pháp lớn như Ngài Dalai Lama, Thiền sư Nhất Hạnh… đều nhờ đến Facebook mà tiếp cận đến đông đảo quần chúng trong xã hội. Đây là cách để những bài viết Phật pháp, video bài giảng, hình ảnh và thông tin Phật sự nhanh chóng đến nhiều người ở mọi nơi trên thế giới không hề có sự ngăn ngại nào.

Facebook giúp chúng ta chia sẻ kiến thức Phật pháp, tài liệu học tập, cập nhật thông tin Phật sự một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn khi mạng xã hội này có công năng phá vỡ mọi rào cản không gian.

Facebook giúp chúng ta chia sẻ kiến thức Phật pháp, tài liệu học tập, cập nhật thông tin Phật sự một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn khi mạng xã hội này có công năng phá vỡ mọi rào cản không gian.

Bài liên quan

Người tu học Phật có thể dùng Facebook như một kênh để chia sẻ Phật pháp đến những Phật tử và giới trí thức hữu duyên nhằm nâng cao trình độ nhận thức Phật pháp. Nhờ đó, sẽ có nhiều người chọn cách tiếp cập Phật pháp linh hoạt hơn, không nhất thiết họ phải đến chùa để trực tiếp nghe giảng Pháp mới tu được. Mạng xã hội, đặc biệt Facebook hỗ trợ để nhân rộng ảnh hưởng tích cực của đạo pháp đến với nhiều người trong xã hội ở mọi lúc, mọi nơi, góp phần chuyển tải một “Đạo Phật ứng dụng” đến với con người và xã hội. Những người này lại tiếp tục mang những thông điệp an vui và hạnh phúc của giáo pháp đến nhiều người khác nữa bằng chức năng “chia sẻ” (share) của Facebook. Họ là những bông sen mới nở, mang hương thơm chánh pháp đến những người xung quanh nhờ vào tuệ giác của đạo Phật khi biết cách nương vào làn gió “Facebook”.

Tuy nhiên, ứng dụng  này của Facebook cũng có phần bất tiện khi chức năng sắp xếp bài cũ một cách có hệ thống theo từng nhóm không thể tìm thấy ở đây. Do đó, khi đưa tài liệu, thông tin lên Facebook, chúng sẽ trôi đi trong mớ hỗn độn giữa những bình luận và một khi cần tìm lại nội dung cũ của chính mình, thật không dễ dàng chút nào! Với người đọc thì lại càng khó hơn!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Hơn nữa, qua tìm hiểu, người viết nhận ra rằng, người dùng Facebook quan tâm nhiều hơn ở những tin mới, tin gây shock và những dòng bình luận, nên chỉ thích đọc những đoạn viết ngắn, chứ ít khi kiên nhẫn đọc chậm rãi để có thể thẩm thấu những bài viết dài hoàn chỉnh. Như vậy, Facebook chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ đưa đường dẫn (link), hoặc vài lời giới thiệu ngắn gọn, còn những tài liệu, bài nghiên cứu và thông tin Phật pháp vẫn phải cần những trang mạng Phật giáo chuyên biệt để đăng tải và lưu trữ. Có như vậy, những người làm công tác truyền bá văn hóa Phật giáo mới có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên và lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn đọc lại, nghe lại những tài liệu đã đưa lên trang nhà trước đó. Trên thực tế, quý hòa thượng, thượng tọa sử dụng Facebook theo cách hỗ trợ cho trang Phật giáo cố định để những Phật pháp được công chúng đón nhận theo con đường nhanh nhất khi giới thiệu trên Facebook và sau đó tiếp cận đầy đủ nhất khi theo đường dẫn về với trang chuyên Phật giáo. Các “Fanpage” giới thiệu những pháp thoại và bài viết của Ngài Dalai Lama, Thiền sư Nhất Hạnh, Thượng tọa Thích Nhật Từ và rất nhiều vị khác nữa là sự vận dụng rất thành công chức năng hỗ trợ này của Facebook.

Ngoài ra, những vị Tăng Ni trẻ sử dụng Facebook phục vụ cho vấn đề trao đổi tài liệu học tập, giao lưu chia sẻ, cập nhật thông tin để kịp thời thông báo những thông tin cần thiết của trường lớp đến với nhau trong nhóm. Như vậy, ở một mức độ nhất định, Facebook góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho người xuất gia nếu sử dụng đúng cách và hợp lý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm