Tập buông bỏ có dễ dàng?
Nói rằng "hãy buông đi, sẽ nhẹ nhàng" hoặc "đừng buồn nữa, rồi sẽ qua thôi" nghe thì nhẹ huề thế đó, nhưng để buông và thôi buồn là chuyện không phải một sớm một chiều và không phải ai cũng làm được.
Có người bảo rằng, tớ biết là không nên nhớ, nghĩ về quá khứ vì nó đã xa, đã qua... nhưng trái tim dường như không nghe "mệnh lệnh" của cái đầu và đôi khi, cái đầu nó "cứng" quá, không nghe trái tim mách bảo, thổn thức. Tớ cũng biết là, ai đó gây ra đau khổ cho mình là họ đang tạo nhân xấu cho quả báo không lành về sau, mình cần thương họ hơn là trách móc, oán hờn nhưng mình chưa làm được vì cái tôi sân giận trong mình còn đó...
Mình nhận ra, ngay cả cái đầu và trái tim ở trong cùng một thực thể tưởng chừng dễ dàng thống nhất mà còn khó đi đến "câu trả lời cuối cùng" thì làm sao giữa hai thực thể người có thể hiểu và hòa hợp một cách tuyệt đối, và nghe lời một cách dễ dàng!
Vì thế, người xưa mới rút ra "nói thì dễ, làm mới khó", nó cần thời gian, cần sự dụng tâm, dụng công rèn luyện, tu sửa liên tục. Tất nhiên, phương pháp tu sửa, rèn luyện là rất quan trọng, nói cách khác là "đơn thuốc" được kê trúng bệnh thì mới mau lành. Do đó, mình cần phải là một "lương y" vừa giỏi vừa tận tâm thì mình mới có thể trị được tâm bệnh của mình.
Và, hơn hết, mình cũng phải là một bệnh nhân ngoan nữa thì bệnh mới mau lành.
Bệnh nhân ngoan là bệnh nhân biết nghe lời bác sĩ, tuân thủ phát đồ điều trị, uống thuốc đúng liều, đúng bữa và cách ly với mầm bệnh một cách tốt nhất.
Thân bệnh hay tâm bệnh cũng đều phiền não, cũng đều vắt kiệt sức của mình. Nếu mình nhận diện được bệnh thì mình có cơ hội rất lớn để chữa lành, nhược bằng cố chấp thì sẽ tổn hại đến thân tâm, huệ mạng. Nhớ được nguyên lý, phàm là người ai cũng có lúc bệnh, bệnh thì phải chữa mới lành thì mình sẽ thôi không ngại ngần mà chẩn đoán, tầm soát, mà thật thà bộc bạch sự yếu đuối bệnh tật của mình.
Chỉ cần chịu làm như thế là mình đã bắt đầu buông, đã nhẹ bớt phần nào rồi. Và đó chính là chìa khóa để mình bước vào một chặng mới của lộ trình thực tập, và hoa trái an vui bắt đầu hé nụ từ đây!
Còn thời gian để đạt được kết quả ấy thì tùy người, tùy phương tiện mình sử dụng, nhưng chỉ cần mình biết mình đã có đường đi tới cái đích đó, dẫu không thành trong đời này thì đời sau và sau nữa... mình cũng sẽ đi, rồi sẽ đến đó thôi, không có gì phải nôn nóng, vì "dục tốc bất đạt", vì mỗi người căn cơ mỗi khác, đâu ai giống ai đâu?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Sống an vui 15:00 21/11/2024Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe
Sống an vui 13:30 21/11/2024Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.
Thời gian chẳng ngừng trôi, và giờ đây, ta đã già
Sống an vui 07:30 21/11/2024Một thoáng trôi qua, còn nhớ ngày xưa, ta tươi trẻ và tràn đầy hoài bão. Thời gian chẳng ngừng trôi, và giờ đây, ta đã già. Những nếp nhăn trên khuôn mặt và mái tóc bạc điểm lên hành trình dài mà ta đã trải qua.
7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe
Sống an vui 16:40 20/11/2024Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.
Xem thêm