Thứ bảy, 25/04/2020, 14:49 PM

Tập cách cúi đầu

“Khi chúng ta cúi chào người khác, là chúng ta đang tôn vinh lòng tốt của họ và của cả chính mình.”

Tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục

Trong Kinh pháp Hoa nổi tiếng, có một Phẩm rất hay trong đó chúng ta gặp một vị bồ tát tên là Thường Bất Khinh. Việc thực hành của Ngài không phải là ngồi thiền nhiều giờ, tụng kinh, hay đọc thần chú. Mà là khi nhìn thấy một người khác, Ngài sẽ chắp hai lòng bàn tay của mình lại với nhau, cúi đầu và nói: “Tôi không dám khinh các người, các người ai cũng sẽ làm Phật.” Bồ tát Thường Bất Khinh chỉ thực hành sự thi lễ như vậy.

Sư thầy Pháp Hải.

Sư thầy Pháp Hải.

Một trong những điều đầu tiên gây ấn tượng với tôi khi tôi đến thăm một ngôi chùa Phật giáo truyền thống là thấy các học viên chắp lòng bàn tay lại trước ngực khi họ gặp nhau. Ngay lập tức, tôi cảm thấy một sự tôn trọng và thiêng liêng không chỉ đối với chùa mà còn đối với nhau. Việc thực hành cúi đầu, dù là thực hành về thể chất hay tinh thần, giúp chúng ta kết nối với những người khác - những người giống mình trong cuộc tìm kiếm hạnh phúc và hòa bình. Đối với tôi, cúi đầu trước một người khác là một cách thực hành chạm vào những gì có thật và còn sống trong tôi và trong họ.

Gần đây, có một học viên hỏi tôi về lợi ích của thiền. Tôi biết rằng cô ấy đang hy vọng tôi sẽ nói về những ánh sáng rực rỡ, những hiểu biết sâu sắc hay sức mạnh tâm linh. Và có lẽ trong sự thất vọng của cô ấy, tôi đã chia sẻ với cô cảm giác ngày càng cao về những khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống của mình. Một tách trà vào buổi sáng, ánh nắng ấm áp, tiếng cười. Trước đây, tôi thường nhận những thứ này hơn là trao nó đi như một món quà. Bây giờ khi tôi thực hành nhiều hơn, kinh nghiệm của tôi về nó đã trở nên phong phú hơn, sâu sắc và có ý nghĩa hơn. Khi tôi suy nghĩ theo cách đó, ngay cả những đồ vật vô tri vô giác cũng trở thành những người bạn thân thương trên con đường Đạo. Bất cứ khi nào tôi ngồi trong thiền đường, tôi cúi chào đệm của mình bởi vì nó là một người bạn rất tốt đối với mông và lưng của tôi. Thực hành theo cách này, tôi trải nghiệm được thêm nhiều niềm vui và lòng biết ơn.

Trong giới hạn của một tu viện hoặc trung tâm thực hành, tôi sẽ cúi đầu chào người khác, nhưng đôi khi tôi thấy mình ở trong tình huống có thể bị cho là lạ. Trong trường hợp đó, thay vì tập trung vào hành động thể chất là chắp bàn tay của mình lại, tôi thực hiện một động tác cúi đầu tinh thần. Chỉ đơn giản là tôi mở lòng với người khác và tiếp xúc với thực tại trong cả hai chúng tôi. Có lẽ lời khuyên lớn nhất tôi từng nhận được trong đời sống tâm linh của mình là khi một vị thiền sư cao cấp nói với tôi rằng: “ là Phật tử, chúng ta luôn phải nên tránh che lấp mọi thứ bằng tiếng chuông và nhang trầm. Hãy là chính mình, hãy thực sự là chính mình.”

Khi bạn chắp hai bàn tay của mình ở phía trước ngực là bạn đang hiến tặng búp sen đó cho vị Phật trước mặt bạn.

Khi bạn chắp hai bàn tay của mình ở phía trước ngực là bạn đang hiến tặng búp sen đó cho vị Phật trước mặt bạn.

Lạy Phật theo cách 'ngũ thể đầu địa' là thể hiện lòng tôn kính nhất

Hành động chắp lòng bàn tay và cúi đầu của chúng ta trước hết là một thực hành thể chất, nhưng quan trọng nhất đó chính là một khoảnh khắc để dừng lại và công nhận tinh thần. Dưới đây là một số cách khác nhau mà bạn có thể thực hành cúi đầu:

Ở cấp độ cơ bản nhất, một thực hành cúi đầu là nhìn vào mắt người khác và nhẹ nhàng chắp hai lòng bàn tay của bạn lại trước ngực. Bạn có thể uốn cong nhẹ ở thắt lưng hoặc cúi đầu trong sự tôn trọng. Khi chúng ta chắp lòng bàn tay của mình trước một người khác, chúng ta đang nhận ra bản chất thiết yếu của lòng tốt trong chính mình và trong họ. Đó thực sự là một khoảnh khắc của sự tán thán. Khi ai đó chắp tay họ trước mặt tôi, tôi cảm thấy dường như một tấm gương đang được giơ lên cho tôi. Trong gương, tôi thấy tôi thực sự là ai. Đó luôn luôn là một khoảnh khắc mạnh mẽ.

Một thực hành khác là hình dung bàn tay của bạn như một búp sen. Khi bạn chắp hai bàn tay của mình ở phía trước ngực là bạn đang hiến tặng búp sen đó cho vị Phật trước mặt bạn. Bạn có thể thấy hữu ích khi đọc thầm câu kệ sau đây: “Sen búp xin tặng người, Một vị Phật tương lai”

 Cúi đầu cũng có thể là một thực hành tinh thần. Chúng ta thường xuyên không đánh giá cao những khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống của mình. Mang ý thức của bạn đến những cuộc gặp gỡ với những người mà bạn thường dễ dàng bỏ qua như người ở quầy thanh toán, những người cùng hàng với bạn tại sân bay. Dừng lại và dành một chút thời gian để nhận ra người trước mặt bạn. Với đôi mắt dịu dàng và một trái tim rộng mở, hãy gửi cho họ sự tôn trọng và đề cao của bạn. Đó là cái cúi đầu tinh thần trước bản chất đich thực trong lòng tốt mà bạn chia sẻ.

Về Sư thầy Pháp Hải: Xuất thân là người Úc, Sư thầy Pháp Hải là một đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trước khi trở thành một Tăng thân, thầy được đào tạo như một đầu bếp. Thầy Pháp Hải được biết đến với khả năng truyền đạt những giáo lý phức tạp theo cách dễ tiếp cận và hài hước và dẫn đầu các khóa tu và hội thảo trên khắp Hoa Kỳ, Canada, Nam Mỹ, Úc và Châu Á. 

Thầy hiện đang cư trú tại Tu viện Lộc Uyển – Làng Mai, California, Mỹ - nơi thầy thở, đi lại và mỉm cười một cách thường xuyên. Thầy là tác giả của các cuốn sách: “Không có gì với nó”, “Mười cách để ở nhà với chính mình” .

(Trịnh Cẩm Thơ biên dịch theo “How to Practice Bowing” đăng trên Lion’s  Road). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng

Kiến thức 09:35 24/12/2024

Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời.

Ngũ giới là gì?

Kiến thức 09:20 24/12/2024

Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử.

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

Kiến thức 16:17 23/12/2024

Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.

Xem thêm