Thứ ba, 30/01/2024, 17:00 PM

Tập tục của người Phật tử trong ngày Tết

Nói đến tết, chúng ta phải liên tưởng ngay đến những tập tục cổ truyền, trong đó có Phật giáo. Phải chăng Phật giáo đã ăn sâu vào lòng dân tộc các nước Á Đông?

Nói đến tết, chúng ta phải liên tưởng ngay đến những tập tục cổ truyền, trong đó có Phật-Giáo. Không phải nói thể để bênh vực cho Phật-Giáo, hay gạt các tôn giáo khác không có tập tục cổ truyền trong những ngày tết.

Chúng ta thử hướng mắt nhìn về miền Á Châu. Những tập tục cổ truyền của những ngày tết đều mang màu sắc Phật-giáo (từ trà-đạo của Nhật và Thaket ở Lào...). Phải chăng Phật giáo đã ăn sâu vào lòng dân-tộc các nước Á Đông?

Tết ở Miên, Lào, Tích-Lan... đều có những tập tục khác nhau. Tuy khác nhau, nhưng mang đầy màu sắc Phật-giáo. Riêng ở Việt Nam hầu hết quần chúng đều thưởng xuân theo tập tục cổ truyền. 

Tết ở miền quê có nhiều hương vị và ý nghĩa dân-tộc mang đầy màu sắc thiêng-liêng đoàn kết trong tinh thần dân-tộc Á-Đông.

Ứng dụng chánh tư duy trong ngày Tết

01

Người Phật-tử từ ngày 28-29 tất cả đều mang chuối, nếp, hoa hướng đến chùa đề làm bánh trong ba ngày tết. Nên có câu ca-dao:

“Tay bưng dĩa nếp lên chùa

Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo”

Dân chúng còn có tục lệ đến đêm giao-thừa mỗi người đi đến chùa hái lộc. Vì họ quan niệm rằng “lộc” của Phật năm mới đã sang mọi người từ già đến trẻ hy vọng rằng lộc của Phật nếu hải được sẽ đặng an vui và nhiều điềm tốt lành đem đến cho họ.

Hái lộc xong lên chùa làm lễ “Sám-Hối”. Vì họ quan-niệm là sau một năm tranh giành về miếng cơm manh áo, đã gây biết bao nhiêu tội lỗi. Giờ phút giao-thừa là giờ phút linh-thiêng. Tất-cả mọi người thắp nhang với tấm lòng tha thiết. Và nguyện cầu Đức Phật Từ-Bi chứng-giám tấm lòng của họ để bao nhiêu tội lỗi được tiêu-trừ.

Tất cả những ngôi chùa ở thôn-quê đúng giờ đều trổi lên những hồi chuông trống. Bát-Nhã để đón chào Chúa-Xuân. Mọi người Phật-Tử đều lần lượt đến chùa. Con đường “khởi hành” là con đường mới nhất mang đầy tình-thương. Họ hy-vọng rằng chuyến đi này sẽ mang đầy tính chất cao đẹp của năm mới.

Nhất là ở thôn quê lễ “xin-xăm” được xem là quan trọng. Lễ này kéo dài có khi qua khỏi tết. Những ngôi Chùa xưa đều có làm lễ xin xăm không phân biệt nam-nữ, già trẻ. Họ đoán xăm bổn mạng của năm mới xem làm ăn có trở ngại hay không. Hay tình duyên, tài lợi... Họ tin rằng giờ phút linh thiêng ắt có thần linh và chứng giám tấm lòng thành kính của họ.

Đến ngày mồng ba Tết mọi người đều làm lễ “cúng sao”. Họ tin rằng mọi người đều có một ngôi sao làm bổn mạng. Mỗi ngôi sao là một cuộc sống của chính bản thân.

Nếu rủi ngôi sao bị lu mờ thì cuộc làm ăn của họ sẽ thất bại, nên họ làm lễ cúng sao thật linh đình và mong rằng những ngôi sao này sáng mãi. Đừng bao giờ trắc trở.

Ở đô thành ngày tết có những thiệp chúc Xuân của người Phật-tử. Chúc tụng nhau một năm mới đầy đủ hạnh phúc. Hạnh nguyện vuông tròn. Những ngôi Chùa lớn còn tổ chức những cuộc hành hương quanh những ngôi Chùa cổ kính những danh lam thắng cảnh của Phật Giáo. Để mọi người gợi lại trong trí tưởng đến những vị Tổ-sư đã dầy công vun xới cho đóa hoa chánh Pháp còn nở cho đến ngày nay. Đó cũng là một cuộc hành trình lớn lao đầu năm, chung quanh thành phố. Một cuộc hành trình của mọi gia đình con Phật gặp nhau bao nhiêu nét mặt vui mừng đều gặp nhau những lời chúc tụng, đua nhau thi nở trên cửa miệng mọi người.

Ba ngày Tết đã trôi qua. Tất cả đều trở lại công việc hằng ngày. Phố xá náo nhiệt tưng bừng. Nhưng những người con Phật đều nghĩ rằng “năm nay ta thêm vào một tuổi, cuộc sống ta sắp tàn phai” đề gợi lại trong lòng họ gầy dựng một đời sống “Chân, Thiện, Mỹ”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm