Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/07/2024, 11:50 AM

Tật nói xấu người khác là một chướng nạn

Theo Đức Phật, do sự vô minh, tham ái, ngu si, sân hận mà ta đã đi tái sanh, trải qua vô số kiếp sống và lần lượt trải qua 6 cảnh giới trong lục đạo (gồm trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục).

Theo đó, ta mang theo những Hành nghiệp (hành động thiện ác) trong quá khứ để đi tái sanh. Ba-la-mật mỗi chúng sanh có sự sâu dày khác nhau. Vì vậy cõi người này có thể coi là cõi Phàm Thánh đồng cư. Từ cõi người này có thể đọa xuống cõi thấp hay sanh lên cõi cao hoặc có thể đạt sự giải thoát Niết-bàn ngay tại cõi này.

Ta là những Tăng Ni hay những Phật tử đang tu tập trong giáo pháp của Đức Thế Tôn, và đang trên tiến trình giải thoát hướng đến sự hoàn thiện viên mãn chấm dứt Khổ hoàn toàn.

Vậy nên khi còn phàm phu với những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến còn rất nhiều, nếu ta không có sự thu thúc lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và không có sự chánh niệm liên tục, ta rất dễ mắc phải lỗi đó là: nhìn lỗi và chê bai chỉ trích người khác.

Vì không có sự chánh niệm thu thúc nên ta không quay vào bên trong để kiểm soát thân tâm mình, thay vào đó ta dễ nhìn thấy người khác sai và cho mình luôn luôn đúng.

Tịnh khẩu không chỉ là im lặng mà còn nói năng như pháp

Tịnh khẩu không chỉ là im lặng mà còn nói năng như pháp

Là một du Tăng, đã từng đi nhiều nơi và gặp gỡ nhiều người, tôi thấy, thường những câu chuyện không có bàn luận về Pháp và Luật thì sẽ là những chuyện về dục lạc của thế gian. Và nhiều nhất là bàn luận, đánh giá, nói xấu, chê bai một vị nào đó.

Vậy tật nói xấu người khác có những chướng ngại gì?

Thứ nhất, khi chê bai người khác thường là do bản ngã của ta rất lớn. Theo đó, ta luôn cho mình đúng và người khác sai - hành động này nuôi dưỡng bản ngã của ta mỗi ngày thêm lớn. Mà bản ngã càng lớn thì cánh cửa của sự giải thoát càng đóng lại chặt hơn.

Thứ hai, thường ta hay chê bai, nói xấu người khác khi chưa từng gặp họ hay hiểu về hoàn cảnh, việc làm của họ với mục đích gì. Và không biết họ là bậc Thánh hay phàm, là bậc thiện nhân hay không phải thiện nhân. Vô tình ta sẽ dễ dàng phỉ báng một bậc Thánh hay một bậc thiện nhân. Và điều này sẽ chướng ngại, chặn đứng việc đạt được sự giải thoát trên con đường tiến hóa tâm linh của chính mình trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp sau.

Trong các sách chú giải cũng kể về nhiều câu chuyện như vậy. Có một câu chuyện: một vị Sa-di Tu-đà-hoàn đã xúc phạm một bậc Trưởng lão A-la-hán. Ngài Trưởng lão đã phải cảnh báo vị Sa-di đó: “Đừng nghĩ tới đạo quả cao hơn khi vị Sa-di đã xúc phạm một bậc Vô lậu A-la-hán”. Sau đó vị Sa-di đó đã phải đến sám hối vị Trưởng lão đó để con đường tâm linh không bị chướng ngại.

Thứ ba, những người hay đi nói xấu chê bai người khác thường đó là những người hay phóng dật và tâm chứa đầy sự sân hận, ngu si.

Họ luôn ưa thích việc lắng nghe người khác nói xấu một ai đó, hoặc họ ưa thích sự hội họp để chê bai người khác. Một hành giả tu hành chân chánh thì việc kiểm soát thân tâm đã không đủ thời gian rồi nói chi đến việc phóng dật ra bên ngoài.

Thứ tư, những người hay phóng dật ra bên ngoài để chê bai, chỉ trích người khác thường hiện tại sẽ bị người khác ghét bỏ, và sẽ bị người khác nói xấu lại. Và họ cũng sẽ không có niềm tin và sự kính trọng trong mắt mọi người.

Tương lai những người ấy thường sẽ tái sanh vào những nơi khổ cảnh, và những kiếp luân hồi đều bị người khác nói xấu, lời nói không có trọng lượng với mọi người và khó thân cận gặp được những bậc thiện tri thức hay minh sư chỉ đường.

Năm lời khuyên chân thành

Thứ nhất, đừng bao giờ nói xấu bất kỳ ai trong khi mình chưa từng gặp họ, hiểu họ và từng sống với họ.

Thứ hai, đừng bao giờ nói xấu chê bai các vị Tăng Ni khi chưa từng gặp hay tiếp xúc với họ. Vì vô tình, rất dễ, quý vị sẽ phạm phải một bậc tu hành chân chánh hay một bậc Thánh cũng không chừng. Việc quý vị xúc phạm, phỉ báng Tăng bảo này sẽ thật là tai hại đến quý vị trong kiếp hiện tại hay vị lai.

Thứ ba, khi thấy những bạn đạo của mình nói xấu một ai hay nói xấu Tăng Ni, quý vị hãy khuyên họ không nên có những hành động lời nói như vậy. Nếu quý vị vì tò mò mà lắng nghe với tâm dò xét hay thích thú, thì tương lai quý vị sẽ phải “cộng nghiệp” với họ trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Empty

Thứ tư, khi thấy một vị Tăng Ni nào nói xấu ai đó trước mặt quý vị thì quý vị hãy nên nhắc khéo vị Tăng Ni đó. Có thể nói thẳng với vị đó rằng: quý vị đến chùa chỉ muốn nghe Chánh pháp chứ không muốn nghe các vị Tăng Ni nói xấu ai cả.

Thứ năm, hãy rời xa những người hay hội chúng, nhóm nào hay nói xấu người khác vì nhóm đó là “Nhóm ác hạnh”. Nếu ta cứ theo nhóm đó hay thân cận những người đó, tâm ta sẽ chứa đầy sự bất mãn, lâu dần ta sẽ đánh mất đi sự bình an và định tâm của chính mình. Mọi công phu tu tập đều bị phá bỏ vì những điều bất thiện đó.

Là một Tăng Ni hay một cư sĩ chân chánh hãy học cách nói những lời nói chân thật, nói ra những lời từ hòa, khiến ta và người nghe đều được sự an vui, hạnh phúc.

Hãy học theo hạnh lành của Đức Phật: “Nói như pháp và im lặng như pháp”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Còn hai thứ này, tham, sân, si còn đất sống

Sống an vui 07:03 28/09/2024

Là người học Phật ta phải đủ nhạy bén để quan sát tất cả các duyên diễn ra trong đời sống của mình, gần nhất chính là mối quan hệ vợ chồng, con cái, cha mẹ, kế đó là bạn bè, đồng nghiệp.

Vạn sự tuỳ duyên, ắt đời an lạc

Sống an vui 16:11 27/09/2024

Tôi từng là một người luôn mong muốn mọi thứ phải diễn ra theo ý mình. Trong công việc, tôi cố gắng kiểm soát từng chi tiết, không chấp nhận sai sót. Trong các mối quan hệ, tôi luôn kỳ vọng người khác phải hành xử theo những tiêu chuẩn mà tôi tự đặt ra.

Ăn rau lang sai cách gây hại ra sao?

Sống an vui 13:24 27/09/2024

Rau lang cung cấp dinh dưỡng tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần... Vậy ăn sao cho bổ dưỡng, chữa bệnh?

Khi nào thì sự im lặng có giá trị hơn cả ngàn lời nói?

Sống an vui 10:31 27/09/2024

Khi nào sự im lặng có giá trị hơn cả ngàn lời nói? Người xưa có câu rằng: “Học nói thì chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!”. Trong cuộc đời, sẽ có lúc bạn nhận ra rằng ngàn lời nói chi bằng không nói lời nào. Hãy tham khảo 4 tình huống dưới đây.

Xem thêm