Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 24/06/2024, 08:00 AM

Người tu hành khẩu nghiệp là hàng đầu

Hỏi: Cư sĩ tại gia, rất dễ phạm khẩu nghiệp, nếu chúng con đã thọ ngũ giới, trong lúc vô ý phạm khẩu nghiệp, sau khi phát giác lập tức sám hối, như vậy vẫn có thể tới thế giới Tây Phương Cực Lạc không?

Hỏi:

Câu đầu tiên của của cư sĩ Hách đến từ Thâm Quyến. Ông ấy nói Thâm Quyến có một số cư sĩ một lòng tu pháp môn Tịnh độ, thường học tập kinh sách và đĩa giảng của sư phụ, chúng con đã quy y Tịnh độ nhiều năm, bây giờ lại rất muốn thọ ngũ giới. Bởi vì đều là cư sĩ tại gia, rất dễ phạm khẩu nghiệp, nếu chúng con đã thọ ngũ giới, trong lúc vô ý phạm khẩu nghiệp, sau khi phát giác lập tức sám hối, như vậy vẫn có thể tới thế giới Tây Phương Cực Lạc không?

Khẩu nghiệp sẽ phá hoại đức hạnh và công phu tu hành của chính mình

01

Đáp: 

Câu hỏi này bạn hỏi rất hay, tới thế giới Cực Lạc không phải chuyện đơn giản như bạn tưởng. Trước đây lúc tôi mới học Phật, thầy của tôi là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thầy mở Phật Giáo Liên Xã Đài Trung ở Đài Trung. Lúc tôi theo thầy học tập, thầy đã mở ở đó được 10 năm, lúc đó liên hữu ở Đài Trung có 200.000 người. Tôi theo thầy học 10 năm, sau khi rời đi mãi cho đến khi thầy vãng sanh, theo ước tính sơ bộ của tôi, liên hữu ở Đài Trung ít nhất phải có 500.000 người trở lên.

Thầy thường nói, người thật sự vãng sanh, trong 10.000 người chỉ có hai ba người, bạn liền biết không dễ dàng! Trong 10.000 người cho dù có ba người thì 500.000 người cũng tương đối khả quan, đây là nói thành tựu thật sự. Không thể vãng sanh có thành tựu hay không? Cũng coi là có thành tựu, là thành tựu gì?

Trong cửa Phật thường nói “một phen lọt vào tai, vĩnh viễn thành hạt giống đạo”, bạn kết duyên với A-di-đà Phật, với Tịnh độ, hạt giống kim cang này vĩnh viễn không hư hoại, đây là lợi ích thù thắng không gì sánh bằng. Nhưng tới lúc nào mới có thể vãng sanh?

Vậy thì không chắc chắn nữa. Có thể là đời sau, kiếp sau cũng có thể là mấy chục kiếp sau, mấy trăm kiếp sau đều có khả năng. Đây là câu “ba bậc chín phẩm đều ở gặp duyên khác nhau” mà đại sư Thiện Đạo thường nói, tức là bạn có thể gặp được duyên phận vãng sanh này hay không?

Duyên phận là gì? Trong kinh Di-đà nói: “Không thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi kia”, bạn phải đầy đủ ba điều kiện này, trong một đời này, thiện căn của tôi đầy đủ, phước đức đầy đủ, nhân duyên đầy đủ, vậy thì bạn chắc chắn vãng sanh. Nhưng chúng ta nghĩ thử xem, ba điều kiện này đầy đủ trong một đời thật sự không dễ dàng, đây là trong kinh nói. Trên thực tế, chúng ta nói duyên phận, thứ nhất là có thầy tốt, thứ hai là môi trường học tập tốt, thứ ba là có đồng tham đạo hữu tốt, đây là tăng thượng duyên hiện tiền của chúng ta. Bạn không có người thầy tốt chỉ điểm, vậy thì thật sự là tu mù luyện đui. Chúng ta dựa vào kinh điển, cũng có rất nhiều người hiểu sai ý nghĩa của kinh điển, giải thích sai, hiểu sai, bản thân cho vậy là đúng đắn. Đây là không gặp được thiện tri thức thật sự, tạo thành chướng ngại đối với vãng sanh.

Thứ hai, không tìm thấy được đạo tràng tu hành thật sự. Từ xưa đến này người tu hành thường nói dựa chúng nương chúng, một người tu mù luyện đui là vô cùng khó khăn, luôn hi vọng mọi người cộng tu cùng nhau. Cộng tu, người xưa nói người nhiều thị phi nhiều, vọng niệm nhiều. Vậy thì phải làm sao? Một người tu hành không được, nhiều người tu hành lại có chướng ngại, cho nên trên thực tế rất không dễ dàng. Xã hội trước mắt ngày nay, đạo tràng tu hành thật sự hiếm có khó gặp. Đạo tràng này của chúng ta có được coi là đạo tràng tu hành thật sự không? Cũng có được chút dáng vẻ, chưa được coi là đạo tràng tu hành thật sự. Tại sao lại không có đạo tràng tu hành thật sự? Tôi giảng kinh cũng thường nhắc tới, chúng ta không học từ căn bản.

Căn bản là gì? Căn bản là giáo dục gia đình, bạn xem Tịnh tông chúng ta tu học căn cứ vào Tịnh Nghiệp Tam Phước, câu đầu tiên trong Tịnh Nghiệp Tam Phước là “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng”, chúng ta đã học qua chưa? Sau đó là “từ tâm không giết, tu thập thiện nghiệp”. Điều đầu tiên của tam phước chúng ta chưa làm được thì phía sau đều không có.

Tịnh Nghiệp Tam Phước giống như tòa nhà ba tầng, không có tầng đầu tiên thì làm sao bạn có tầng thứ hai, tầng thứ ba? Vấn đề chính là ở chỗ này.Cho nên những năm này chúng tôi đặc biệt đề xướng Đệ Tử Quy. Tôi xây Học viện Tịnh tông ở Úc, khóa học của Học viện Tịnh tông là chín năm, tu học chín năm. Hai năm đầu là giáo dục luân lý đạo đức, hi vọng các bạn học hoàn toàn thực hành Đệ Tử Quy, kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. Hai môn này phải làm được! Đừng nói là bạn biết đọc, biết giảng, biết thuộc lòng, những điều này không có tác dụng, bạn phải làm được. Làm được hai môn này, tu Tịnh độ sẽ vãng sanh, tu thiền được thiền định, tu giáo có hi vọng được đại khai viên giải. Thế gian pháp, xuất thế gian pháp đều có thể thành tựu. Tại sao vậy? Bạn có gốc. Nếu bạn không cắm gốc rễ này, cho dù tu pháp môn gì đều không thể thành tựu, đều là kết duyên với pháp môn này mà thôi, trong đời này không thể thành tựu, chúng ta không thể không biết điều này.

Người tu hành khẩu nghiệp là hàng đầu, bạn xem trong kinh Vô Lượng Thọ đức Phật dạy chúng ta, một người tu Tịnh độ, một người niệm Phật cầu vãng sanh, bắt đầu tu từ chỗ nào? Từ khéo giữ gìn ba nghiệp; khéo giữ gìn ba nghiệp, đức Phật đặt khẩu nghiệp đứng đầu.

Bạn xem đức Phật giảng kinh, trong tất cả kinh điển nói tới ba nghiệp, đều là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đều là cách nói này; chỉ có trong kinh Vô Lượng Thọ khẩu nghiệp đứng đầu. “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, sau đó mới “khéo giữ thân nghiệp, không mất oai nghi; khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm”, đặt khẩu nghiệp đứng đầu.

Nói cách khác, người thật sự muốn vãng sanh, tuyệt đối không được phạm khẩu nghiệp, cho dù bạn thọ giới hay không, đều không được phạm khẩu nghiệp. Không phạm khẩu nghiệp tức là “không nói dối”, “không nói ly gián”, nói ly gián là nói chuyện thị phi của người khác, hiện nay chúng ta gọi là phê bình người khác; “không nói thêu dệt”, nói thêu dệt là lời ngon tiếng ngọt lừa gạt người khác; “không nói thô ác”, nói thô ác là nói lời thô lỗ, khiến người khác sanh ra cảm nhận không tốt. Đây là bốn nguyên tắc mà đức Phật giảng, nhất định không được phạm. Bắt đầu từ chỗ này.

Dễ phạm nhất là khẩu nghiệp, cho nên đại đức xưa dạy chúng ta: “Nói ít một câu nói, niệm nhiều một câu Phật, đánh chết được ý niệm, để pháp thân ngươi sống”. Nói nhiều chắc chắn có lỗi lầm, lời không cần thiết thì không nói, niệm Phật nhiều là được. “Nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai, nhất định thấy Phật”. Tu hành như vậy chúng ta mới có hi vọng vãng sanh, cho nên nhất định phải thực hành từ Đệ Tử Quy, từ Thập Thiện Nghiệp Đạo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người tu Phật có được bốc thuốc chữa bệnh?

Hỏi - Đáp 17:40 28/09/2024

Trong kinh Tạp A-hàm, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khái quát việc ‘kiếm ăn đúng pháp’ của hàng Thích tử là: Không cúi mặt xuống, không ngửa mặt lên, không xoay mặt bốn phương, không xoay mặt bốn góc.

Duyên nghiệp có chuyển được không và chuyển bằng cách nào?

Hỏi - Đáp 17:15 28/09/2024

Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Vậy có phải do tuổi tác của họ không hợp? Có thể chuyển nghiệp được không và chuyển bằng cách nào?

Người Phật tử nên làm chúc thọ như thế nào?

Hỏi - Đáp 14:30 28/09/2024

Hỏi: Người Phật tử nên làm chúc thọ cho ông bà, cha mẹ như thế nào là đúng Pháp?

Có kiêng kỵ gì khi xê dịch lư hương không?

Hỏi - Đáp 11:15 28/09/2024

Mẹ tôi mới mất, đang thờ ở một bàn thờ riêng. Tôi có nghe một số ý kiến cần kiêng kỵ đối với lư hương mới. Cụ thể như: Không di chuyển hay xoay tới xoay lui, không nhổ chân hương, việc ấy có đúng không? Chừng nào thì chuyển lư hương và hình thờ của mẹ lên bàn thờ cửu huyền (ông bà)?

Xem thêm