Tết - Hạnh phúc đến mọi nơi
Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, là ngày ý nghĩa trong 365 ngày với người dân Việt Nam. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.
Tin tức Phật giáo nổi bật
Không khi nào nhộn nhịp, vui vẻ bằng dịp Tết đến, xuân về. Cái không khí mới mẻ, vui tươi của Tết tràn ngập khắp mọi nhà, khắp mọi nẻo đường. Rồi người người, nhà nhà hân hoan trong không khí xuân và rộn rã chuẩn bị cho một mùa Tết thật đầm ấm. Mọi thứ đã tạo nên một đất nước Việt Nam tràn đầy sức sống và niềm hạnh phúc.
Cuộc sống hiện đại với guồng quay công việc hối hả cũng đã làm thay đổi ít nhiều truyền thống đón Tết của nhiều gia đình. Hình ảnh cả nhà quây quần gói bánh chưng hay tất bật bên căn bếp đỏ lửa cũng dần dần bị lãng quên vào kí ức. Tuy nhiên, cái ấm cúng của sự sum họp gia đình suốt bao nhiêu năm trôi qua vẫn không hề thay đổi.
Tết vẫn luôn là lúc những người con xa xứ trở về bên mái ấm của mình. Tết luôn là những bữa cơm tất niên mà tất cả mọi người trong gia đình dù bận rộn đến mấy cũng tranh thủ chút ít thời gian. Tết là khung cảnh người người tươi sắc trong những bộ áo mới. Tết là hình ảnh những trẻ nhỏ xếp hàng chúc Tết và được ông bà, cha mẹ trao cho bao lì xì đỏ thắm, mang ý nghĩa biểu trưng cho sự tài lộc, may mắn. Là hương khói giăng khắp lối đường đi tảo mộ. Là nhớ đến mâm ngũ quả, cây nêu, bánh chưng xanh, hoa đào, câu đối Tết…tất cả đều mang màu sắc rất Việt. Và không thể thiếu cái rực rỡ của chợ Tết với bao nhiêu là hoa mai, đào… khoe sắc.
Tết dù trải qua bao nhiêu cái đời người rồi nhưng luôn giữ những phong tục lâu đời quý báu, cái không khí đậm chất Việt Nam như vậy. Tết luôn là niềm tự hào mà người dân ta không khỏi nhắc đến!
Tết trong ký ức mỗi người cũng luôn là khoảng thời gian hạnh phúc, tự do, yên bình nhất. Là lúc ta được thỏa sức diện áo đẹp, ăn no nê mấy món vặt mà chẳng sợ bị la mắng, hay ngủ nướng trên chiếc giường êm ái cả ngày trời. Là khoảng thời gian lấp đầy những nỗi nhớ mà suốt một năm cất giữ trong lòng của những đứa con xa nhà, những người quanh năm đã quá bận rộn với công việc mà quên mất gia đình. Và Tết cũng thực sự là một khởi đầu mới mẻ cho mỗi người, là lúc chúng ta bắt đầu những kế hoạch mới, bắt đầu những niềm vui mới, rũ bỏ những âu lo của năm cũ.
Một mùa xuân mới lại tràn về trên mảnh đất cố đô, xuân về với mỗi con đường, góc phố, xuân về trên mỗi gương mặt thân thương, trong mỗi nụ cười rạng rỡ. Cái rét còn vương lại của mùa đông giá lạnh không ngăn được hương xuân, tình xuân phả lên cảnh vật, đất trời. Lòng ta dù còn se sắt với gió lạnh vẫn không nguôi tha thiết mở lòng đón sắc xuân dịu nhẹ bừng lên trong từng hơi thở.
Huế vốn trầm mặc, dịu dàng mà sâu sắc, không ồn ào vội vã như Sài Gòn hoa lệ. Vì thế, cái cách thành phố nên thơ đón xuân mới cũng vô cùng tinh tế, nhẹ nhàng. Phải là con người xứ Huế mới cảm nhận thấm thía hương sắc mùa xuân, mới rung cảm trước sự chuyển mình đầy e ấp mà không kém phần duyên dáng của mùa xuân nơi đây. Ta lắng nghe trong muôn vàn giai điệu ngân lên đón chào mùa xuân mới có sự rạo rực của lòng người với bao ước vọng, khát khao, có tiếng thầm thì yêu thương còn ngại ngùng chưa thổ lộ, có lời xin lỗi khẽ khàng của ai đó tha thiết muốn trao nhau, có những ấp ủ hồn nhiên, chân thành mà mãnh liệt còn dang dở chưa thành lời…
Mùa xuân đến mang theo lời nhắn gửi hãy yêu thương, chia sẻ, nó sẽ là nhịp cầu kết nối trái tim, đừng ngại ngùng nếu ta thấy mình vẫn quan tâm và yêu thương chưa đủ, đừng bận lòng khi trao nhau ánh mắt, nụ cười và một cái ôm nồng ấm tình thân. Bạn và tôi hãy xích lại gần nhau thêm chút nữa để tình xuân vương vấn trong tâm hồn, xóa nhòa mọi khoảng cách, để mùa xuân ru ta trong những câu hát miên man, nồng nàn và say đắm, để một lần được thổn thức yêu thương…
Và mùa xuân đến với Cố Đô cũng nhẹ nhàng, bình yên như thế. Thông điệp của mùa xuân mang đến là tình yêu và ước vọng. Khép lại năm cũ, đóng lại những muộn phiền, thất bại của mỗi cá nhân để mùa xuân mở ra một khoảng trời tươi đẹp cho mỗi chúng ta viết tiếp những trang thơ cho cuộc đời mình, để ta được bung nở tuổi thanh xuân trong mùa xuân mới.
Tôi, cũng như tất cả mọi người yêu Tết Nguyên Đán, yêu cái nét cố truyền của Tết. Mong rằng Tết mãi luôn đẹp như thế, mong rằng ai cũng cảm nhận được hết cái niềm vui sướng mà Tết đến mang lại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bên trong Phật Quang Sơn - bảo tàng có bức tượng đồng lớn nhất châu Á
Tin tức 15:15 20/12/2024Cả quần thể công trình kiến trúc đồ sộ của kinh đô Phật giáo nổi tiếng Đài Loan gồm Đại Hùng Bảo Điện, bảo tàng Phật giáo và ngôi tượng Phật A Di Đà bằng đồng, cao 108m tính từ đế đến đỉnh.
Lễ tảo tháp và tưởng niệm Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán tại Huế
Tin tức 13:30 19/12/2024Sáng 19/12/2024 (19.11 Giáp Thìn) tại khuôn viên Bảo tháp Tổ Liễu Quán (phường An Tây, thành phố Huế); Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tảo tháp và Tưởng niệm Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742).
Thái Bình: Hoà thượng Thích Thanh Định viên tịch
Tin tức 10:00 19/12/2024Sau một thời gian bệnh duyên, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào hồi 21 giờ 30 phút ngày 18/12 (nhằm ngày 18/11/Giáp Thìn) tại chùa Từ Xuyên (TP.Thái Bình).
Lễ vía Phật Di Đà tại chùa Linh Sơn Pháp Ấn
Tin tức 13:30 18/12/2024Nhân ngày khánh đản Đức Từ phụ A Di Đà, Thượng tọa Thích Minh Tâm, trụ trì chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cùng Tăng chúng bổn tự đã tổ chức khóa tu 3 ngày từ 15 đến 17 tháng 12 năm 2024 (15 đến 17 tháng 11 Giáp Thìn).
Xem thêm