Thứ bảy, 04/04/2015, 20:26 PM

Tết Thanh minh - Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Tiết Thanh Minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông là một trong số hai mươi tư tiết khí của Âm lịch gồm: lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chưởng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, sử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn.

Lễ tảo mộ nhân ngày Tết Thanh minh

Tiết Thanh minh

Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: “Thanh minh một tiết ở trong nhị thập tứ khí, thuộc về mùa Xuân…” Tiết Thanh minh năm Ất Mùi 2015 vào ngày 17.02.âm lịch (ngày 05.4.2015)

Lịch cổ đại, nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế, lịch cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.

Theo quy ước, tiết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.
Thúy Kiều - Thúy Vân

Tết Thanh Minh - Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Truyện Kiều là tên gọi phổ biến tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (斷腸新聲) của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm Truyện Kiều đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hóa thế giới. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện Kiều được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825. Bản khắc in đó nay không còn nữa. Tác phẩm này được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, (Trung Quốc). Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An.

Nếu tính tiết Đông chí là gốc thì tiết Thanh minh cách tiết này khoảng 105 ngày, còn nếu tính tiết Lập xuân là gốc thì Thanh minh cách tiết này khoảng 60 ngày. Tính theo âm lịch, nó rơi vào khoảng từ sớm nhất là giữa tháng Mão (tháng Hai) đến muộn nhất là giữa tháng Thìn (Tháng Ba). Cho nên, Nguyễn Du trong Truyện Kiều có câu:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Tết Thanh minh diễn ra vào ngày tiết Thanh minh. Nói đến Tết Thanh minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh.

Năm nay Ất Mùi – 2015, Tết Thanh minh vào ngày 17/02/Mùi (05/04/2015). Nhân ngày Thanh minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau lễ tảo mộ.

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người đi tảo mộ mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, dẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Đó là ngày xưa, còn bây giờ, mộ được xây đẹp, ốp đá, nên người đi tảo mộ không phải mang theo cuốc, xẻng nữa, và ở nghĩa trang sẵn sàng có những người phục vụ việc tảo mộ. Vì thế con, cháu có thể nhờ người phục vụ làm giúp.

Sau đó, con cháu thắp ba nén hương, đặt bó hoa cho linh hồn người đã khuất, để sưởi ấm lòng người đã đi xa. Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên, ông bà qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa Tết không về tảo mộ được, họ cũng thường trở về vào dịp Tết thanh minh, có thể sớm hoặc muôn hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau,  để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, cũng còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng thắp cho các ngôi mộ này một nén hương cho ấm lòng người đã khuất. 
Lễ tảo mộ vào ngày Tết Thanh minh thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quang, cũng như biết bao nam thanh nữ tú khác nhân dịp Tết Thanh minh đi du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, người Phật tử chúng ta duy trì lễ tảo mộ nhân dịp Tết Thanh minh như là ngày lễ hội tri ân, báo hiếu, thể hiện tấm lòng hiếu đạo của con cháu đối với Tổ tiên ông bà “Uống nước nhớ nguồn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…”.
Tấm lòng tri ân, báo hiếu nhân ngày Tết Thanh minh

Trí Bửu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Tags:
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm