Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/12/2020, 16:24 PM

Tham dục làm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội

Vì con người không nhận thức được tham dục và khát ái là nguồn gốc của khổ đau, nên cứ mãi tìm cầu. Cho nên, Đức Phật dạy: “Ngoài sự trói buộc của dục, ta lại không thấy một sự trói buộc nào khác trói buộc chúng sanh khiến cho phải luân hồi mãi mãi”.

Để thỏa mãn nhu cầu của tham dục, con người phải nỗ lực tìm kiếm chúng, phải đầu tắt mặt tối, phải vất vả, phải hy sinh. Tuy vậy, con người rất khó thỏa mãn cho dù những mong muốn đó nhất thời có được. Những người vất vả như vậy mà vẫn hai bàn tay trắng không có kết quả gì nên thất vọng buồn phiền. Có những người may mắn hơn, có được những gì mình muốn nhưng phải lo giữ gìn, sợ hãi sẽ mất mát, hao mòn. Do mình có tài sản hay mình muốn tài sản, lạc thú mà cha con tranh chấp, vợ chồng chia tay, gia đình ly tán, con cái bơ vơ khốn khổ, bạn bè hãm hại, anh em kiện cáo nhau, dối trá lường gạt, hãm hại… xảy ra; do tham dục mà xóm làng, băng đảng, quốc gia… gây chiến tranh đổ máu.

Cũng vì tham dục mà sanh ra thụt két, lường gạt nhau lâm vào vòng lao lý. Biết bao triều đại tiêu vong, gia đình tan nát cũng do con người đắm mê sắc dục. Phật dạy: “Trong các thứ ham muốn, ái luyến không gì sâu nặng bằng sắc đẹp. Sắc đẹp gây ra sự ham muốn chẳng có gì bằng”  [1, tr.389].

Đức Phật cũng dạy: “Dục như hố than”

Đức Phật cũng dạy: “Dục như hố than”

Chú Lăng nghiêm có loại bỏ tham dục không?

Vua Trụ là vị Thiên tử cai quản các chư hầu, nhưng trước sắc đẹp nghiêng thành, đổ lũy của Đắc Kỷ, nhà vua cam đành chiến bại, để ngọn gió dục vọng xao xuyến “biển lòng”. Cơ nghiệp Thành Thang cũng theo đó sụp đổ; Dương Quý Phi không kềm nổi dục vọng, tư thông với con nuôi là An Lộc Sơn; Lữ Bố thắng nổi muôn binh, ngàn tướng được người đời Tam Quốc tôn là anh hùng đệ nhứt, nhưng đối đầu với Điêu Thuyền ông lại chiến bại, nỡ giết cha nuôi là Đổng Trác, để cho “bão lòng” ngự trị. Nguyên nhân chính của bao sự đổ vỡ từ gia đình đến xã hội đều do lòng tham dục mà ra. Đức Phật dạy: “Người say mê ái dục giống như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị họa cháy tay”. [1, tr.351].

Do thiếu ý thức và tham đắm dục lạc, con người lại lao vào vòng xoáy của ngũ dục, những lối sống xa hoa truỵ lạc, những thứ làm cho say người như rượu, bia, heroin, phim ảnh đồi truỵ... Tham đắm dục lạc không chỉ riêng ở năm loại là: tài, sắc, danh, thực, thùy mà nó bàng bạc khắp không gian và thời gian, chi phối cả thân thể lẫn tâm hồn của con người. Sự biểu hiện của tham đắm dục lạc rất đa dạng, rất phong phú. Nó là chiếc bóng có mặt trong cách nghĩ, cách làm của mỗi con người, luôn chi phối chúng sanh trong lục đạo. Phật dạy:

“Người đắm say ái dục,

Tự lao mình xuống dòng,

Như nhện sa lưới dệt…”. [2, tr.269]

Để thỏa mãn nhu cầu của tham dục, con người phải nỗ lực tìm kiếm chúng, phải đầu tắt mặt tối, phải vất vả, phải hy sinh.

Để thỏa mãn nhu cầu của tham dục, con người phải nỗ lực tìm kiếm chúng, phải đầu tắt mặt tối, phải vất vả, phải hy sinh.

Phương pháp loại bỏ tham dục trong cuộc sống và tu hành

Đức Phật cũng dạy: “Dục như hố than” [3, tr.174]. Vì sao vậy? Vì người thế gian ưa thích, tham đắm dục lạc, cũng như người bị bệnh phong, ghẻ lở ham muốn được hơ người trên hố than để tìm cảm giác dễ chịu, vì càng hơ vết thương càng thấy dễ chịu hơn, càng nhức nhối càng thích hơ lửa. Con người cũng vậy, càng ham muốn thì càng nghĩ hạnh phúc nằm ở đâu đây nên chạy đi tìm cầu. Nhưng họ đâu biết rằng, người khát nước mà đi uống nước muối thì không bao giờ hết khát; hay như con tằm kéo kén, càng buộc càng bền.

Cuộc sống với bao nhiêu tụ lạc ăn chơi, con người ngày càng nhiều nổi loạn, khủng hoảng về tâm lý. Nhân loại có bị loạn trí mới tìm cách giải trí. Chỉ có người bệnh hoạn mới thích hơ người trên lửa, con người đang ở trong biển khổ mà cho là vui.

Chính vì, con người không nhận thức được tham ái và khát ái là nguồn gốc của khổ đau, nên cứ mãi tìm cầu. Cho nên, Đức Phật dạy: “Ngoài sự trói buộc của dục, ta lại không thấy một sự trói buộc nào khác trói buộc chúng sanh khiến cho phải luân hồi mãi mãi”. [4, tr.131].

Chú thích:

1. Đoàn Trung Còn dịch, 2004, kinh Tứ thập nhị chương, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.

2. Thích Minh Châu, 2000, kinh Pháp cú, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.

3. Thích Minh Châu dịch, 2012, kinh Trung bộ. Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.

4. Thích Quảng Độ dịch, 2007, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm