Phương pháp loại bỏ tham dục trong cuộc sống và tu hành
Bằng phương pháp thiền định của Phật giáo – phép chính định để chứng đắc các tầng thiền rồi đạt các quả vị của Tứ Thánh thì tham dục đã không còn nữa, hành giả được hưởng phước báu của công phu, sự hỷ lạc của việc loại bỏ các tật đó.
Trong gia đình, vợ chồng thực hiện đúng “chính dâm”(12) của Phật giáo để tránh chuyện ngoài luồng vì thực trạng ngoại tình xảy ra rất nhiều trong xã hội hiện nay(13). Nguyên nhân là do tham dục quá nhiều của vợ – chồng, do tâm lý ham muốn đối tượng khác, do chưa thỏa mãn nhu cầu,…nên chuyện “tà dâm” (14) là đương nhiên xảy ra. Vậy đối với vợ hoặc chồng vừa là tu sĩ Phật giáo thi chuyện gì xảy ra với họ. Thứ nhất, nếu tà dâm thì hào quang của tu sĩ này sẽ bị rách, sự tu hành sẽ bị chậm lại, mắc bệnh tật, bị các cõi giới thấp – ở Dục giới xâm nhập và chi phối và các hiện tượng khác. Nên tham dục lại hoàn tham dục do không thể tiến tu, vẫn chứng nào tật đó. Thứ hai, chính dâm vợ chồng thì hào quang lại càng tròn đẹp và sáng do đây là tham dục nhưng thuộc chính nên đó là sự yêu thương, tạo nên sự hạnh phúc, hoan hỉ nên hào quang sẽ sáng và đẹp tròn do tình yêu thương vợ chồng. Nên tu sĩ này sẽ có cơ hội tiến tu và nhanh chóng hơn bởi yếu tố tình thương, ngược lại tà dâm – không có tình yêu thương vợ chồng chính đáng. Vậy nên, đối với gia đình có người tu Phật pháp nên thực hiện việc chính dâm, vừa là giới luật vừa là hạnh phúc gia đình, đồng thời là phương pháp giáo dục con cái không tà dâm. Vừa là song hành cả đời và đạo trọn vẹn.
Đối với trẻ em, thanh niên do tính chất của sự phát triển mọi mặt, đang lứa tuổi học hỏi mọi thứ xung quanh. Nên những chuyện tham dục được bàn tán hiển nhiên xảy ra, trong bất kỳ nhóm bạn bè, nhóm xã hội nào đó, ví dụ: nhóm con trai thì sẽ có chuyện bàn tán về con gái và ngược lại, có thể họ nói chuyện học tập nhưng khi thấy người khác phái là họ nhìn ngắm và bàn tán xem có dễ thương hay không,…
Giáo dục giới tính, quan hệ nam nữ cho trẻ là một điều rất cần thiết, đầu tiên nhất là gia đình, bằng việc dạy bảo những tác hại của tham dục, những thái cực sai lầm của quan hệ nam nữ, nhất là hướng cho trẻ đến tình yêu thương trong mối quan hệ đó. Đó là những cái cơ bản để giáo dục trẻ.
Tuổi trẻ – giới tính là chuyện rất nhạy cảm tác động đến tâm – sinh lý sau này của chúng. Vì vậy, việc giáo dục giới tính ở gia đình, nhà trường và xã hội là rất cần thiết, cái quan trọng nhất là nên cho trẻ, thanh niên tu hành từ lúc nhỏ thì sẽ làm cho trẻ nhận thức được tác hại của việc tham dục bằng những niềm vui trong tu hành.
Trong tu hành Phật giáo, ta cần có các phương pháp như sau:
Thứ nhất, cần có một phương pháp tu hành đúng đắn, như Phật đã nói gặp được pháp môn tu tập đúng là phước báu lớn, một phương pháp thể hiện được: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi (Ngài Thích Ca). Đó là dùng thiền định, bởi vì:
“Gốc dục ái sinh ra đau khổ
Tạo sầu bi, lo sợ ngã nhân
Ai trừ dục ái khỏi tâm
Xa lìa sợ hãi, không còn sầu bi.” (15)
Và:
“Trong rừng núi, dục là số một
Rừng dục làm sợ hãi, sầu vương
Đốn rừng ái dục sạch trơn
Người tu tịch tịnh con đường thanh cao
Dây tình ái gái trai chưa bỏ
Thì khó mong làm chủ được tâm
Rơi vào tình trạng buộc rằng
“Bỏ con vú mẹ” dặm đàng chẳng buông.”(16)
Vì vậy, chúng ta cần phải thật sự cố gắng trong tu hành để loại bỏ tham dục. Trong thiền định thì có vô số loại thiền định, trong đó bằng phương pháp thực chứng của việc tu hành, chúng tôi có đề nghị nên dùng phương pháp “thiền quán” với những đề mục thiền định để đi đến chứng đắc các tầng thiền từ Hữu sắc đến Vô Sắc cuối cùng là Diệt Thọ, Tưởng, Định và trở thành các bậc thánh của Phật giáo. Trong vô vàn cuốn kinh, sách chúng tôi lựa chọn Trung Bộ Kinh tập 3 (Kinh số 101 – 152)(17), và Phép chính định và Sưu tập pháp, để sử dụng Phép Chính định vào tu tập “Nghĩa là chính định chẳng phát sinh đến người không trí tuệ, trí tuệ chẳng phát sinh đến người không chính định(18) và “phép Chính – định là dùng để thâu tâm, gom ý cho yên lặng, vững vàng không cho duyên theo ngũ dục, khỏi cho Ma – Vương hãm hại(19).
Chú Lăng nghiêm có loại bỏ tham dục không?
Bằng những đề mục thiền định, với 40 đề mục(20) phù hợp với căn tính, nghiệp sát – bao gồm cả biệt nghiệp của mỗi hành giả, sẽ được thiền sư chọn cho hoặc tự mình lựa chọn các đề mục phù hợp để tiến hành thực hiện thiền quán. Phương pháp này như sau, vì là thiền định nên đầu tiên là phải lựa chọn đề mục, sau đó dùng trí tưởng tượng vẽ ra đề mục ở trước mặt, vừa quán vừa niệm tên đề mục, ví dụ với đề mục Lửa, ta vừa dùng trí tưởng tượng vẽ ngọn lửa và vừa niệm lửa…lửa…lửa…, khi nào ra đề mục là đã vào được chính định – từ Sơ Thiền trở đi tức đã “ly dục, ly ác pháp thì chứng sơ thiền”, kể từ đây thì tham dục đã bớt, tức vào Sắc giới thì đã lìa xa Dục giới, khi vào Sắc giới và Vô Sắc giới đến Diệt Thọ, Tưởng, Định và chứng đắc Tứ Thánh từ Tu đà hường đến A – la – hán thì tham dục đã biến mất(21). Tuy nhiên, để làm được như vậy phải hội đủ các điều kiện, để vào được “chính định” vì theo Bát chính đạo thì từ Chính niệm(22) => Chính định(23) và theo Giới – Định – Huệ thì vào được chính định thì vào được chính huệ. Tuy nhiên, hành giả làm điều này khi còn sống, và nên bắt đầu từ lúc nào có thể nhất, nhưng phải hội đủ, còn đủ sức khỏe, tinh thần, có lòng ước muốn giải thoát, tu hành tập đều đặn, không nên vội vàng, thì may ra mới hết được tham dục. Và ta nên tránh các sợi dây trói buộc trong tu hành Có 8 sợi dây trói buộc mà ta nên tránh:
“1. Mù quáng.
2. Không thích gần Thiện Trí Thức.
3. Không thông Giáo Lý.
4. Vô Minh.
5. Ngờ Vực.
6. Vi phạm giới cấm thủ.
7. Si mê tình dục.
8. Chấp Ngã.
Nên nhìn tám cái này chỉ là tám cái thói quen, mà đã là thói quen là sửa được!”(24)
Tuy nhiên, khi tu hành phương pháp dùng Chính niệm để vào Chính định thì phải có yếu tố niềm vui(vui tu hành, vui trong công phu, nếu không tự làm vui bản thân mình) và tình yêu thương (thương gia đình, mọi người – tất cả chúng sinh) thì mới có thể tu hành một cách nhanh được. Và trong thiền quán này, thì sau khi chứng đắc Tứ thiền hữu sắc, hành giả có thể chuyển đề mục sang quán: Xác chết – tử thi; quán vật dơ dáy(25); hoặc dùng cách của ngài Milarepa là quán đối tượng mình ưu thích nhất và quán chữ Ah (trong Om Ah Hùm) thiêu đốt đối tượng, thì sẽ hết tham dục.
Ái dục là nguồn gốc của sinh tử
Tóm lại, đây là phương pháp tu hành – thiền quán đề mục để giúp hành giả vào “chính định” tức lìa xa Dục giới hết tham dục, còn các phương pháp thiền khác chỉ làm cho hành giả đi vào được cận định – một trạng thái tâm gần nhập được chính định – dạng công phu cao cấp của Dục giới tương đương với Tha hóa tự tại(26) nên tham dục vẫn là tham dục, câu chuyện loại bỏ nó chỉ trên cơ sở đi vào được từ Sơ Thiền mà thôi.
Thứ hai, phương pháp kiểm tra tư tưởng liên tục, là cách mà không cho tư tưởng chạy lung tung như con khỉ hay còn gọi là tâm con khỉ luôn nhảy nhót từ chuyện này sang chuyện khác mà chẳng thể nào tập trung được. Cho nên, mỗi hành giả nên cột tâm lại bằng cách kiểm tra tư tưởng liên tục, tốt nhất là cả ngày qua năm tháng. Nếu không thì vẫn tật nào chứng ấy, nhất là chuyện tham dục. Chẳng hạn, khi chúng ta muốn ngừng suy nghĩ về một đối tượng nào đó thì tâm ta lại ưa thích, nhất là dục vọng cứ trào dâng, nếu không thể kiểm soát được tư tưởng thì mọi chuyện sẽ theo hướng tiêu cực. Cũng có thể sử dụng tư tưởng như sau: giả sử đây là mẹ, bà, bố, ông,.. của gia đình mình thì sao? – một phương pháp giảm tư tưởng không phóng dật vì đưa đến yếu tố của chữ hiếu, đạo nghĩa của con người sẽ giúp giảm tải gánh nặng tham dục của con người.
Ngoài ra, chúng ta cần phải có nghệ thuật điều tâm, như tranh chăn trâu, chăn voi của Thiền Tông, bằng cách kiểm tra tư tưởng liên tục và búa, gươm trí tuệ ta có thể dẫn dắt trâu, voi từ thô tục (màu đen) sang tâm thánh (màu trắng). Đó là một phương pháp của thiền định, thiền đi liền với kiểm soát tư tưởng, biết nghệ thuật điều tâm để chứng đắc các chi tầng thiền đưa đến các quả vị thánh, và trở thành Phật, Bồ Tát thì mọi tật xấu coi như hết, nghiệp sát và tham ái không còn.
Không tham dục thì phước báu vô biên
Yếu tố phước báu, dù sao đi nữa, đây là yếu tố quyết định rất quan trọng. Nếu không hội tụ đủ, phước báu mà ít thì như thìa thuốc độc đổ vào cốc nước, nếu lớn thì cũng thìa đó nhưng đổ vào sông, hồ,.. thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra. Việc được làm người là may mắn, tìm được pháp tu hành đúng thì đó là phước báu lớn, còn tu thành công hay không lại là phước báu rất lớn. Phước báu được tạo ra từ những việc làm của con người, như giúp người khác – việc cứu người mà không tính toán (con số) thì sẽ tạo ra, phước báu lớn nhất là tu theo phương pháp thiền định – an trú chính niệm đằng trước mặt với một đề mục được chọn sẵn. Và do phước báu quá lớn nên mấy chuyện tham dục tự động biến mất, hoặc nếu có thì hậu quả cũng ít hơn hoặc không nguy hại đến tu hành của hành giả.
Tham dục là một trong những ngọn lửa cháy chậm và có thể bùng phát đốt cháy hành giả, hay bất lỳ ai khi nó đủ chín muồi – nhân duyên. Tham dục là một tật xấu, có hậu quả khủng khiếp ảnh hưởng đến tâm – sinh lý con người , nhất là trẻ em, vì vậy chúng ta cần phải nhìn nhận lại và có những biện pháp phù hợp để giảm bớt hoặc loại bỏ. Bằng phương pháp thiền định của Phật giáo – phép chính định để chứng đắc các tầng thiền rồi đạt các quả vị của Tứ Thánh thì tham dục đã không còn nữa, hành giả được hưởng phước báu của công phu, sự hỷ lạc của việc loại bỏ các tật đó. Dù là chủ đề đã cũ, nhưng lại là vấn đề lúc nào cũng mới, thời đại nào cũng có những chuyện đau lòng liên quan đến tính tham dục.
Chú thích:
(12)https://phatgiao.org.vn/toi-ta-dam-la-gi-va-qua-bao-ra-sao-d34674.html.
(13) https://afamily.vn/1001-cau-chuyen-ngoai-tinh.html.
(14) https://hoavouu.com/a23446/03-dieu-gioi-tranh-xa-su-ta-dam.
(15) Thích Nhật Từ (2018), 423 lời vàng cuả Phật, Kinh Pháp Cú (DHAMMAPADA), Nxb. Hồng Đức, tr. 85.
(16) Nt, tr. 107 – 108.
(17) Thích Minh Châu (2001), Trung Bộ Kinh, tập 3, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
(18) Hộ Tông (1961), Phép chính định và Sưu tập pháp, bản sách scan, trang 6.
(19) Hộ Tông (1961), Phép chính định và Sưu tập pháp, bản sách scan trang 7 – 8.
(20) Hộ Tông 91961), Phép chính định và sưu tập pháp bản sách scan tr. 18 – 79; Bát thánh đạo bản sách scan tr. 31 – 32.
(21) Xem Phép chính định và sưu tập pháp.
(22) Hộ Tông (1961), Bát Thánh Đạo, bản sách scan, tr 13 -14. Chính niệm là nhớ phải, nhớ trong pháp Tứ niệm xứ.
(23) Hộ Tông (1961), Bát Thánh Đạo, bản sách scan, tr 14. Chính định được hiểu chính xác và cơ bản nhất là: “là tâm yên lặng, tâm định trong 4 bậc thiền, là phương pháp tu tâm cho an tịnh xa lánh ngũ dục, lìa khỏi ác pháp, nhất là 5 pháp đặt vào 5 chi thiền: Tầm, Sát, Phỷ, Lạc, Đinh.
(24) http://www.hoasentrenda.org/FrontPage/HyLacTrongCongPhu.htm.
(25) Xem thêm Phép chính định và sưu tập pháp.
(26) Hộ Tông (1961), Bát thánh đạo, bản sách scan tr. 32 – 33. Cận định là là thiền định chưa được khắn khít bền bỉ, chỉ là bậc gần nhập định, mặc dầu có tấm, sát, phủy,lạc cũng chưa đủ thắng lực sinh định được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm