Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/11/2014, 09:43 AM

Thăm không gian thư thiền chùa Tứ Kỳ, Hà Nội…

Tôi chợt nhớ tới “không gian Thư thiền” tôi tạm đặt tên cho 2 cơ sở thư viện Phật giáo lần đầu tôi được đến thăm: Về đây, ai cũng được đọc Kinh sách, chia sẻ giáo lý. “Đọc là Thiền, Thiền là đọc”, ai cũng thư thái từng phút giây, an tịnh nơi tâm mình…

Lần đầu tôi về thăm chùa Tứ Kỳ ở số 8 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chiều Chủ Nhật nắng gắt, nhưng mới đến khoảng sân trước cổng chính nhà chùa, đã nghe tiếng đạo tràng đồng tụng Kinh, niệm Phật. Tiếng chuông, nhịp mõ đều đặn, bình yên ngân vọng.

Một góc nhỏ nơi thư viện "Cơ sở 1"

Dù nhà chùa còn ngổn ngang công trình được tu bổ, tôn tạo, nhưng vẫn có những không gian dành riêng để thập phương đạo chúng về lễ Phật, vãn cảnh, giao lưu tầm học, hay thậm chí cùng “Thư thiền”…

Đang loay hoay kiếm chỗ để xe, thấp thoáng có sư chú đón Thượng tọa Thích Vân Phong từ xa, tôi nhanh chóng dựng xe máy nơi góc sân sát cầu thang lên xuống gian Chính điện, rồi vội bước theo Thầy.

Sư chú Viên Lâm, tôi kịp biết tên khi nghe Thầy hỏi chuyện, cùng Thầy thoăn thoắt từng bước chân. Qua lối đi nhỏ, hai bên xanh mướt những hàng cây, phí trước là tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khi lá cây không che tầm mắt, phía sau là khoảng sân rộng. Một gian nhà dài kính bao quanh, nơi đặt Kinh sách chính, hay đó chính là Thư viện chùa Tứ Kỳ.



Khuôn viên bên ngoài, trước cửa thư viện "Cơ sở 1", nơi các thành viên “lớp học Hán Nôm cao cấp” thường cùng nhau chia sẻ, trau dồi kiến thức

Một nhóm người đang chia sẻ, cùng học thư pháp, theo như sư chú Viên Lâm, đây là “lớp học Hán Nôm cao cấp”…

Sư chú mời tôi cùng Thầy vào “cơ sở 1” của thư viện, một thiền đường nhỏ với từng hàng kệ sách được kê ngay ngắn, các “phân khu” Kinh sách vừa được sắp xếp khá khoa học. Đây cũng là nơi khách thập phương khi về mượn Kinh sách, các tài liệu Phật giáo cùng tu học, thực hành tu thiền, cùng tụng Kinh, niệm Phật…









Gian thư viện chính, nơi phật tử có thể thỉnh mượn Kinh sách, VCD Phật giáo...

Tôi cảm nhận một không gian nhỏ vừa, nhưng ngăn nắp, thoáng đãng, thích hợp vừa tham cứu Kinh sách, vừa tu học mà tôi tạm gọi “không gian Thư thiền” nơi chùa Tứ Kỳ.

Rời “cơ sở 1”, ba Thầy trò tới “cơ sở 2” của hệ thống “Thư thiền”. Cách “cơ sở 1” không xa, nơi tòa tháp cao 7-8 tầng ngay tầm mắt phía bên phải nhìn từ khoảng sân cổng chính nhà chùa, là “cơ sở 2”.

Toàn cảnh "cơ sở 2" nhìn từ bên ngoài

“Cơ sở 2” nơi tầng 1, tầng 2 đúng là Thư viện Kinh sách thực thụ. Được biết, các tầng trên cũng được dùng để phục vụ nhu cầu tu học của đại chúng khi về thăm chùa.

Đang “ngắm nghía” Thư viện nhỏ, tiếng trẻ con lanh chanh: Chú Viên Lâm ơi, cuốn sách này có được mang về không ạ… Một bé gái tay cầm cuốn sách “Kinh Đại-Thừa-Vô-Lượng-Nghĩa” hỏi sư chú Viên Lâm.

Được, cuốn sách đó, và những sách bày trên bàn con vừa xem được mang về con ạ, sư chú Viên Lâm trả lời.

Chừng 15 phút khi tôi đến “Cơ sở 2”, có khoảng hơn chục người đến mượn Kinh sách, đọc tài liệu. 2-3 tốp bạn trẻ, có tốp 2 người, có tốp 3 người đến, sau khi tham khảo thủ thư, khẽ khàng tìm chỗ ngồi đọc sách.



"Cơ sở 2" của Thư viện Phật giáo chùa Tứ Kỳ

Rồi có cụ ông, cụ bà đến mượn Kinh sách về đọc nữa. Sư chú Viên Lâm được dịp kiêm MC, Thủ thư,… cứ như thoi đưa. Người ra, người về là vậy, nhưng vẫn bao trùm một không gian yên tĩnh.

Dường như khi về với nơi tôn nghiêm cửa Phật, ý thức từng người con Phật đã thẩm sâu tâm ý: Ai cũng tươi rạng, nhẹ nhàng, cất bước khoan thai. Nhất nhất một câu: A Di Đà Đà Phật, thưa Thầy, thưa Chú…

Phật tử đăng ký mượn Kinh sách

Lúc gần ra về, đứng dưới tán lá rộng trước tòa tháp có biển ghi rõ: Trung tâm Diệu pháp âm Cơ sở 2 chùa Tứ Kỳ - Thư viện Phật giáo. Tôi chợt nhớ tới “không gian Thư thiền” tôi tạm đặt tên cho 2 cơ sở thư viện Phật giáo lần đầu tôi được đến thăm: Về đây, ai cũng được đọc Kinh sách, chia sẻ giáo lý. “Đọc là Thiền, Thiền là đọc”, ai cũng thư thái từng phút giây, an tịnh nơi tâm mình…

Hít vào tâm tĩnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười
An trú trong hiện tại
Giờ phút đẹp tuyệt vời...
(Thiền sư Thích Nhất Hạnh)


Tôi liên tưởng lời đức Phật truyền dạy: Từng thời khi đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể Thiền. Nơi chùa Tứ Kỳ, khi các công trình được hoàn thiện, sẽ là không gian lý tưởng để các bạn cùng “Thư thiền”. Hãy về với chùa Tứ Kỳ, rồi cùng nhau cảm nhận…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm