Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/05/2020, 08:38 AM

Thăm nền nhà cư sĩ Cấp Cô Độc

Cư sĩ Cấp Cô Độc là một đệ tử tại gia của đức Phật, là một trưởng lão giàu có, hào phóng bậc nhất nước Kiều Tất La, phía đông bắc Ấn Độ cổ xưa. Tên của ông là Tu-đạt-đa, do ông thường xuyên cung cấp thức ăn cho những người nghèo và vô gia cư nên được người đời gọi là Cấp Cô Độc.

> Cư sĩ Cấp Cô Độc: Người đã vẽ nên một bức tranh nhân đạo sinh động

Sau khi đoàn ghé thăm nền nhà Vô Não, đoàn quá bộ sang thăm nền nhà cư sĩ Cấp Cô Độc cách đó khoảng hơn 100m. Nền nhà có lối đi chính giữa, leo lên từng bậc tam cấp. Bên trên có 3 căn hầm hình chữ nhật, khoảng vài mét vuông và sâu (như trong hình), tương truyền 3 căn hầm này cư sĩ Cấp Cô Độc dùng để đựng vàng. Kế bên có nền của căn phòng cũng chừng vài mét vuông được cho là phòng ngủ của cư sĩ Cấp Cô Độc.

Cư sĩ Cấp Cô Độc là một đệ tử tại gia của đức Phật.

Cư sĩ Cấp Cô Độc là một đệ tử tại gia của đức Phật.

Cư sĩ Cấp Cô Độc là một đệ tử tại gia của đức Phật, ông là một trưởng lão giàu có, hào phóng bậc nhất nước Kiều Tất La, phía đông bắc Ấn Độ cổ xưa. Tên của ông là Tu-đạt-đa, do ông thường xuyên cung cấp thức ăn cho những người nghèo và vô gia cư nên được người đời gọi là Cấp Cô Độc.

Kinh sách ghi rằng, ông đã mua một khu vườn của Thái tử Kỳ-đà con vua Ba-tư-nặc nước Kiều Tất La hiến cúng cho Đức Phật và Tăng đoàn để xây dựng Tinh Xá Kỳ Viên. Theo một số tài liệu cho rằng, cư sĩ Cấp Cô Độc đã rải một lớp gồm 1,8 triệu miếng vàng mới trong khu vườn đó. Với công đức cúng dường và bố thí ấy, đức Phật xác định, sau khi qua đời, Cấp Cô Độc được sinh vào cõi trời Tusita tức cõi trời Đâu Suất, nơi mà Bồ Tát Hộ Minh từng cư trú trước khi nhập thánh thai của hoàng hậu Maya..

Câu chuyện về nữ đệ tử trí tuệ số 1 của Đức Phật

IMG_7709
Nền nhà cư sĩ Cấp Cô Độc

Nền nhà cư sĩ Cấp Cô Độc

> Xem thêm video "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Kiến thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm