Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/05/2022, 09:05 AM

Thân nghiệp luân hồi chưa chịu buông xuống thì chẳng thể vãng sanh

Ngày nay những người muốn vãng sinh rất đông, nhưng người thực sự đến được Thế giới Cực Lạc không nhiều. Nguyên nhân là gì?

Thân nghiệp luân hồi không nỡ buông xuống. Điều đầu tiên chính là đạo tràng, xây đạo tràng càng lớn thì càng khó buông bỏ. Tiếp đến là gì? Tình chấp. Tình chấp của người tại gia là vợ chồng, con cái; tình chấp của người xuất gia là đệ tử. Cứ nghĩ đến chuyện này, nhớ đến chuyện kia, có chút mảy may không buông xuống được thì không thể vãng sanh, đây là một sự thực. Lại còn ân ân oán oán không buông bỏ được, người kia đối xử với tôi rất tốt, tôi chưa trả được ơn, người kia ăn ở tệ với tôi, tôi vẫn chưa trả thù được, vẫn còn ân oán chưa buông xuống được. Vậy làm sao mà vãng sanh?

Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, Phật A Di Đà là tâm của ta, tâm ta tức là Phật A Di Đà.

Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, Phật A Di Đà là tâm của ta, tâm ta tức là Phật A Di Đà.

Thế giới Cực lạc là quốc độ thanh tịnh, những thứ này là ô nhiễm, Phật A Di Đà và đại chúng ở thế giới Cực lạc chắc chắn sẽ không dung nạp những thứ ô nhiễm mà quí vị mang đến thế giới đó. Quí vị phải xử lý những thứ này cho sạch sẽ, thân tâm thanh tịnh, mảy trần không nhiễm, quí vị mới có thể vãng sinh được. Sự việc này là đại sự, quan trọng hơn bất cứ thứ gì, lúc nào làm? Hiện tại nên làm rồi. Bởi vì không biết tai nạn lúc nào đến, tai nạn đột nhiên đến rồi thì phải làm sao? Ta còn nghĩ cái này cái kia, thứ này chưa buông được, thứ kia chưa buông được, thì không thể vãng sanh được. Vậy là quí vị tùy nghiệp mà lưu chuyển, lại làm việc luân hồi. Lúc nào? Hiện tại hãy buông xuống. Buông xuống là trong tâm buông xuống, sự sẽ không sao cả, sự không bị chướng ngại, quan trọng nhất là tâm của quí vị , đừng vướng mắc trong tâm, đừng có tâm niệm đó, cũng chính là nói, ý niệm tự tư tự lợi không còn nữa. Ý niệm danh văn lợi dưỡng không còn nữa. Sự hưởng thụ đối với ngũ dục, lục trần, không còn nữa. Sự buộc ràng trong thất tình, hỉ nộ ai lạc không còn nữa. Tham sân si mạn nghi hạ nhiệt rất nhiều. Quí vị sẽ có hy vọng vãng sanh, lúc nào vãng sinh đều không còn chướng ngại nữa.

Nếu những thứ linh tinh này vẫn còn quí vị phải nghĩ xem, việc quí vị vãng sanh không chắc chắn lắm. Đây là ngu si, đây là phiền não, tập khí. Tuy thế giới Cực lạc chủ trương đới nghiệp (đới nghiệp có nghĩa là mang nghiệp cũ, không mang hiện hành) hơi thở cuối cùng còn chưa đoạn, còn có ràng buộc, vậy không phải là hỏng rồi sao? Vì thế thực sự tin chắc, ngày thường sẽ nhẹ nhàng, đến giờ khắc cấp bách chỉ có Phật hiệu, ngoài Phật hiệu ra không có gì nữa, người như thế chắc chắn sẽ vãng sinh. Rèn luyện bằng cách nào? Tôi có một cách dùng đã mấy năm rồi, có chút hiệu quả, chia sẻ để mọi người cùng tham khảo. Mỗi ngày khi lên giường đi ngủ liền nghĩ mình đã chết, vậy còn có gì mà buông không được? Đang luyện tập, luyện tập chết, mỗi buổi tối luyện tập một lần, đến lúc chết thật sẽ rất bình thường, ngày ngày đều như vậy, không nghĩ việc gì nữa, đừng nghĩ đến chuyện gì cả. Phương pháp này tuy rất ngốc nghếch nhưng nó lại có hiệu quả. Con người đến lúc chết, quí vị có thể mang theo được thứ gì? Những thứ trước mặt có cũng tốt, không có cũng rất tốt, đừng để gì trong tâm hết vậy là đúng rồi. Vẫn còn một thứ để trong tâm đó đều là phiền não của quí vị, chướng ngại tâm thanh tịnh của quí vị, chướng ngại công đức vãng sanh của quí vị. Lúc thường nên nhẹ nhàng, mỗi ngày đi ngủ luyện tập triệt để buông bỏ, đừng để trong lòng nữa. Thực sự giống như thiền sư Trung Phong nói: Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, Phật A Di Đà là tâm của ta, tâm ta tức là Phật A Di Đà.

“Ghét bỏ thân nghiệp luân hồi”, nên ghét bỏ thân này, đừng yêu thích nó. Ngày ngày tô điểm cho nó, ngày ngày đều chiều chuộng nó, vậy là phiền phức lớn rồi! Điều đó chứng minh điều gì, chứng tỏ quí vị không thể xả ly được, không thể buông bỏ được. Đây là chướng ngại lớn nhất. Buông bỏ được mới có thể cùng lên bờ thế giới Cực Lạc, không buông bỏ được là không ổn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm