Giải thích danh hiệu Phật A Di Đà
Ở cõi nước của Phật A Di Đà, tất cả giảng đường, tinh xá đều tự nhiên hình thành bằng bảy món báu. Lại có bảy món báu làm thành lầu đài, lan can... thù thắng hơn gấp trăm ngàn lần so với cung điện của Thiên đế ở cõi trời Tha hóa tự tại nơi thế giới Ta bà này.
Ý nghĩa sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật
Danh hiệu Phật A Di Đà
Kinh A Di Đà chép rằng: “Đức Phật ấy vì sao có danh hiệu là Phật A Di Đà? Này Xá lợi phất, đức Phật ấy có hào quang vô lượng, chiếu sáng khắp các cõi nước trong mười phương, không gì có thể ngăn ngại được, nên có danh hiệu là A Di Đà.”
Lại cũng chép rằng: “Thọ mạng của đức Phật ấy cùng với nhân dân trong cõi nước là vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên có danh hiệu là Phật A Di Đà.”
Cõi Cực lạc của Đức Phật A Di Đà có phải ở trong Tam giới không?
Cung điện, hồ báu ở thế giới cực lạc
Kinh Đại A Di Đà chép rằng: “Ở cõi nước của Phật A Di Đà, tất cả giảng đường, tinh xá đều tự nhiên hình thành bằng bảy món báu. Lại có bảy món báu làm thành lầu đài, lan can... thù thắng hơn gấp trăm ngàn lần so với cung điện của Thiên đế ở cõi trời Tha hóa tự tại nơi thế giới Ta bà này. (Tha Hóa Tự Tại Cõi Trời Cao Nhất Trong Dục Giới) Ngoài ra, những cung điện của các vị Bồ Tát, Thanh văn ở thế giới Cực Lạc cũng đều như thế.
“Chư thiên và con người ở đó mỗi khi cần đến y phục, thức ăn uống, âm nhạc mầu nhiệm... đều được tùy ý hóa hiện ra. Đối với cung điện để cư trú, các vị chỉ cần tùy ý nói ra màu sắc, mức độ cao thấp, lớn nhỏ, muốn làm bằng một món báu, hai món báu cho đến vô số các món báu, liền sẽ lập tức hóa hiện đúng như ý muốn.
“Tuy nhiên, có những vị được tùy ý hóa hiện cung điện lớn nhỏ như thế, lơ lửng giữa hư không, lại cũng có những vị không thể tùy ý hóa hiện, và chỉ có cung điện ở trên mặt đất bằng các món báu. Đó là do trong đời trước khi các vị cầu đạo, tu tập phước đức có khác biệt nhau. Chỉ riêng các thứ y phục, thức ăn uống thì tất cả đều bình đẳng như nhau.
“Bên trong và bên ngoài các cung điện cũng tự nhiên hóa hiện các dòng suối, ao hồ, hoặc làm bằng một, hai món báu, lớp cát bên dưới đáy cũng bằng một, hai món báu, chẳng hạn như hồ bằng vàng ròng thì cát ở đáy hồ bằng bạc trắng, hồ bằng thủy tinh thì cát ở đáy hồ bằng lưu ly… Nếu ao hồ được làm bằng ba, bốn cho đến bảy món báu thì cát ở đáy hồ cũng hóa hiện tương tự như vậy. Bên trong các ao hồ ấy đều chứa loại nước có đủ tám công đức, (Nước có đủ tám công đức, tức là có tám tính chất như sau : 1. Trừng tịnh: lắng gạn trong sạch ; 2. Thanh lãnh: trong trẻo mát lạnh ; 3. Cam mỹ: mùi vị ngon ngọt ; 4. Khinh nhuyễn: nhẹ nhàng mềm mại ; 5. Nhuận trạch: thấm nhuần tươi mát ; 6. An hòa: yên ổn hòa nhã ; 7. Trừ được đói khát và vô số khổ não ; 8. Trưởng dưỡng thân tứ đại, tăng trưởng các thiện căn) trong sạch thơm tho, mùi vị như nước cam lộ.
“Giữa những nơi ấy lại có trăm loài hoa lạ, mỗi cành đều có hàng ngàn chiếc lá, tỏa ra màu sắc, ánh sáng đã khác lạ mà hương thơm cũng khác lạ, ngào ngạt tỏa lan, không thể mô tả hết bằng lời.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm