Thân thế và sự nghiệp hoằng hóa Phật pháp của Đại sư Huệ Viễn
Đại sư Huệ Viễn chủ xướng về thuyết “Niết Bàn Thường Trụ” và xướng thuyết “Sa Môn”, đặc biệt nhất là Ngài chủ trương lấy giáo lý nhân quả, tội phước, báo ứng mà đối trị tư tưởng tham cầu danh lợi thế lạc; lấy pháp môn Thiền quán niệm Phật mà trang nghiêm kiến giải bản thân.
Thân thế Đại sư Huệ Viễn
Đại sư Huệ Viễn (334 – 416) nguyên họ Giả, người Đông Tấn Nhạn Môn Lâu Phiền, (nay tỉnh Sơn Tây). Tên hiệu của Ngài gọi đủ là “Lô Sơn Đông Lâm Tự Huệ Viễn Đại Sư”. Từ thuở bé, Ngài đã biểu lộ đức tính hiếu học vô cùng rõ nét.
Đến năm vừa tròn 13 tuổi, Ngài theo cậu đến Lạc Dương học tập. Ban đầu Huệ Viễn học tập theo đạo Nho, Lão, Trang. Mãi đến năm 21 tuổi (354), Ngài định cùng danh nho Phạm Tuyên Tử đi ẩn cư, nhưng lại gặp chiến loạn Thạch Hồ, giặc giã nổi lên đường xá không thông nên không cách nào đi được.
Ấn Quang Đại Sư khai thị về ăn chay, phóng sanh, niệm Phật và dứt trừ nghiệp sát hại
Hành trạng xuất gia của Đại sư Huệ Viễn
Năm 21 tuổi, Huệ Viễn phát tâm xuất gia. Lúc bấy giờ, Đại sư Đạo An đang ở Thái Hành – Hằng Sơn lập chùa để hoằng truyền chánh pháp, danh tiếng của ngài Đạo An truyền đi khắp nơi. Do vậy, Huệ Viễn đến thăm viếng và tham vấn Phật pháp. Ngài nhận thấy Đại sư Đạo An quả thật là bậc cao Tăng đắc đạo, danh bất hư truyền, nên bái Đại sư Đạo An làm thầy. Năm Tấn Ai Đế Hưng Ninh thứ ba (365), ngài Huệ Viễn theo Đại sư Đạo An nam du về Phàn Miến. Bấy giờ, do chiến tranh loạn lạc, sư Đạo An và sư Huệ Viễn lạc nhau. Ngài Huệ Viễn phụ trách dẫn đồ chúng đi về phương Nam lánh nạn. Khi đến Tầm Dương (nay là TP. Cửu Giang, tỉnh Giang Tây), Ngài thấy khu vực Khuông Lô có rừng núi thanh tịnh nên cho phép đồ chúng ở tạm tại Long Tuyền Tinh Xá, sau đó thì kiến lập Đông Lâm Tự và định cư tại đây tu học.
Huệ Viễn từ lúc sơ học với đại sư Đạo An, một mực thể hiện rất rõ nét về tinh thần cầu học giáo pháp Đại thừa của mình. Đồng thời, Ngài cho rằng việc hoằng dương chánh pháp chính là trọng trách của hàng xuất gia, nên từ đó về sau luôn phát triển tinh thần này. Ngài dạy đồ chúng, người xuất gia được xưng là Sa Môn, nghĩa là đối với bản thân luôn phá trừ những tư tưởng hôn ám, còn đối với chúng sanh thì có trách nhiệm hướng dẫn họ tu học để trở về với giác đạo. Ngài tự nhận thấy Phật pháp nơi phương Nam này còn chưa được hoàn bị, nên dạy đệ tử Pháp Tịnh và Pháp Lãnh đi tìm chư vị cao Tăng cầu học và sang Tây Vực thỉnh Kinh, Luật nguyên văn Phạn bản.
Thật Hiền Đại sư - vị Tổ thứ 11 của Tịnh độ tông
Vào năm Thái Nguyên thứ 16 (391) có ngài Sa Môn Tăng Già Đề Bà truyền giáo đến Tầm Dương, Huệ Viễn liền đến thỉnh sa môn Tăng Già Đề Bà về Đông Lâm tự trú ngụ và thỉnh Ngài dịch bộ luận “A Tỳ Đàm Tâm”, “Tam Pháp Độ” và đây cũng chính là sự khởi nguồn cho việc phát triển sau này của trường phái A Tỳ Đàm tại phương Nam.
Vào năm An Đế Long An thứ 5 (401), ngài Qui Từ Sa Môn Cưu Ma La Thập đến Trường An dạy đạo, Huệ Viễn liền đến thăm viếng và tham vấn một số vấn đề thuộc lãnh vực Đại thừa huyền nghĩa. Nhân đây Ngài La Thập tán dương và khen ngợi ngài Huệ Viễn là người có lòng nghiên cứu và cầu học giáo pháp Đại thừa.
Sự nghiệp hoằng hóa Phật pháp của Đại sư Huệ Viễn
Sau khi xuất gia, trong lòng Ngài luôn nghĩ đến việc hoằng truyền chánh pháp. Ngài cho rằng việc hoằng pháp chính là trọng trách bản thân, nên đã khổ luyện tu học ngày đêm hầu lãnh ngộ một cách đầy đủ những kiến giải Bát Nhã do ngài Đạo An truyền dạy. Mỗi khi đăng đàn thuyết giảng Ngài đều được hội chúng vô cùng hoan nghênh và mến phục. Ngài Đạo An cũng thấy được điều này nên thường bảo rằng Huệ Viễn là người đủ khả năng tiếp nhận sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của thầy tổ, và sau này Ngài sẽ phó chúc cho Huệ Viễn kế thừa.
Đại Sư Huệ Viễn sau khi kế thừa chí nguyện hoằng dương chánh pháp của thầy tổ, đêm ngày thức khuya dậy sớm, một mặt nghiên cứu dịch thuật kinh điển, một mặt lo hướng dẫn đồ chúng tu tập. Ngài còn chủ trương người tu hành cần phải hòa nhập thế tục, nhưng không bị tinh thần tham cầu danh lợi thế lạc làm ô nhiễm thân tâm. Đặc biệt nhất là Ngài chủ trương lấy giáo lý Nhân quả, tội phước, báo ứng mà đối trị tư tưởng tham cầu danh lợi thế lạc, và lấy pháp môn niệm Phật trang nghiêm kiến giải bản thân, chính Ngài đã thực hiện những tinh thần này một cách hoàn bị.
Triết lý hành động của Đại sư Khuông Việt
Lúc ở Lô Sơn, Ngài cùng với chư vị huynh đệ đồng môn của mình là “Tây Lâm Tự Tuệ Vĩnh Sa Môn” và những vị Sa Môn khác tất cả là 123 vị đứng trước tượng Đức Vô Lượng Thọ Phật, cùng phát nguyện tu học pháp môn Tịnh độ và nguyện vãng sanh về Cực Lạc quốc độ. Do từ pháp môn Thiền Quán Niệm Phật mà ngộ được đạo, Huệ Viễn sáng lập Tịnh độ Tông và được mọi người tôn xưng là Sơ Tổ của Tịnh Đô Tông.
Sự nghiệp dịch thuật và trước tác của ngài Huệ Viễn gồm có “Đại Trí Độ Luận Yếu Lược” (20 quyển), “Vấn Đại Thừa Trung Thâm Ý Thập Bát khoa” và “La Thập Đáp” (03 quyển), “Pháp Tánh Luận “ (02 quyển). Hiện nay chỉ còn tìm thấy bộ “Vấn Đại Thừa Thâm Ý “ đổi tên là “Đại Thừa Đại Nghĩa Chương”. Rải rác trong những bộ “Xuất Tam Tạng Kí Tập”, “Hoằng Minh Tập”, “Cao Tăng Truyện” và “Quảng Hoằng Minh tập” có một số luận giải của Ngài.
Đặc biệt, Ngài đã viết quyển “Sa Môn Bất Bái Vương Giả Luận” để phản kháng sự áp chế của vua. Nguyên vào năm Nguyên Hưng thứ 2 (403) có quan tể tướng Hoàn Huyền đời vua An Đế lấy cớ rằng: “Thiên, Địa, Vương là ba ngôi chí tôn có trời đất để che chở, vua để trị vì trong thiên hạ, vậy Sa Môn cũng phải kính lễ đức lớn của nhà vua”. Sau ngài Huệ Viễn dâng thư phản kháng và Ngài liền viết cuốn “Sa Môn Bất Bái Vương Giả Luận” để nói lễ nghi của thế gian và xuất thế gian khác nhau, vì vậy Sa Môn không phải lạy vua.
Khai thị về pháp môn niệm Phật của các đại sư
Đại sư Huệ Viễn chủ xướng về thuyết “Niết Bàn Thường Trụ” và xướng thuyết “Sa Môn”, đặc biệt nhất là Ngài chủ trương lấy giáo lý nhân quả, tội phước, báo ứng mà đối trị tư tưởng tham cầu danh lợi thế lạc; lấy pháp môn Thiền quán niệm Phật mà trang nghiêm kiến giải bản thân. Ngài đã trước tác và dịch thuật rất nhiều kinh điển, nhưng đa số bị thất lạc, hiện chỉ còn bộ “Vấn Đại Thừa Thâm Ý” được đổi tên là “Đại Thừa Đại Nghĩa Chương”.
Đại sư Huệ Viễn thị tịch tại Đông Lâm tự vào tháng 8 năm Nghĩa Hi thứ 12 (416) thọ 83 tuổi.
Tài liệu tham khảo:
1. Lịch đại Cao Tăng truyện.
2. Theo bộ “Phật giáo Trung Quốc”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn
Tăng sĩ 23:58 20/09/2024Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).
Xem thêm