Thật Hiền Đại sư - vị Tổ thứ 11 của Tịnh độ tông
Lúc lớn tuổi, Ngài về trụ trì chùa Tiên Lâm tại Hàng Châu. Năm Ung Chánh thứ Bảy, Đại sư lập Liễn Xã, làm văn phát thệ giữa đại chúng, lấy trọn đời tinh tấn tu Tịnh nghiệp làm kỳ hạn.
Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi bảy - Bát Nhã Đa La
Thật Hiền đại sư, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, người đời Thanh, con nhà họ Thời, ở Thường Thục. Từ thuở bé, Ngài không ăn cá thịt. Sau khi xuất gia, tham cứu câu “niệm Phật là ai?”, được tỏ ngộ, nói: “Ta tỉnh mộng rồi!”. Từ đó, Đại sư đóng cửa thất ba năm ở chùa Chân Tịch, ngày duyệt ba tạng kinh, đêm chuyên trì Phật hiệu. Mãn thất, Ngài đến Mậu Sơn lễ Xá-lợi ở tháp A-dục Vương. Nhằm ngày Phật Niết-bàn, Đại sư họp nhiều hàng đạo tục sắm lễ cúng dường, rồi đốt ngón tay trước Phật, phát bốn mươi tám điều đại nguyện. Lúc ấy, cảm Xá-lợi phóng ánh sáng rực rỡ. Đại sư làm bài văn “Khuyên Phát Lòng Bồ-đề” để khuyến khích Tứ chúng, nhiều người đọc đều rơi lệ.
Lúc lớn tuổi, Ngài về trụ trì chùa Tiên Lâm tại Hàng Châu. Năm Ung Chánh thứ Bảy, Đại sư lập Liễn Xã, làm văn phát thệ giữa đại chúng, lấy trọn đời tinh tấn tu Tịnh nghiệp làm kỳ hạn. Ngày chia nhật khóa làm hai mươi phần, mười phần trì danh, chín phần quán tưởng, một phần lễ sám. Có nhà tu Thiền hỏi về chỉ thú niệm Phật, Đại sư dùng lời kệ khai thị rằng:
“Một câu A-di-đà
Là việc đầu công án
Không thương lượng chi khác
Thẳng ngay liền quyết đoán,
Ví như đống lửa lớn
Nhảy vào liền cháy tan
Lại như gươm Thái A
Xông vào liền đứt đoạn.
Sáu chữ gồm nhiếp thâu
Tám muôn tư pháp tạng
Một câu giải quyết xong
Ngàn bảy trăm công án.
Mặc ai không thích nghe
Ta tự tâm tâm niệm
Xin bất tất nhiều lời
Gắng một lòng không loạn”.
Hoàng đế Ung Chính, nhà Phật học lỗi lạc
Niên hiệu Ung Chánh thứ Hai, ngày mùng 08 tháng Chạp, Đại sư bảo chúng rằng: “Tháng Tư sang năm ta sẽ đi xa”. Rồi đóng cửa thất, mỗi ngày niệm Phật mười muôn câu.
Sang năm, ngày 12 tháng 04, Đại sư bảo môn đồ rằng: “Từ đầu tháng đến nay, ta đã hai phen thấy Tây Phương Tam Thánh, chắc là đến lúc vãng sinh!”. Nói xong, liền làm kệ giã từ đại chúng.
Qua hôm sau, Đại sư không ăn uống, cứ nhắm mắt ngồi thẳng. Đến canh Năm, tắm rửa thay y áo. Bữa ấy tức là ngày 14, gần giờ ngọ, Đại sư lại nhắm mắt xoay về Tây ngồi yên lặng. Hàng đạo tục các nơi nghe tin hội về đông như chợ. Đại sư bỗng mở mắt nói: “Tôi về Cực Lạc không bao lâu sẽ trở lại. Thoát ly sống chết là việc lớn, mỗi người nên cố gắng thanh tịnh niệm Phật!”. Dặn dò xong, chắp tay xướng hồng danh Phật rồi thị tịch. Thọ 49 tuổi.
HT.Thích Thiền Tâm
(Nguồn tư liệu về 13 vị Tổ của Tịnh độ tông)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Xem thêm