Tháng 7 âm lịch có đáng sợ hay không?
Tháng 7 âm lịch vẫn được nhiều người gọi là tháng cô hồn, không chỉ kiêng dè các giao dịch làm ăn, mà còn thực hiện nhiều nghi lễ cúng bái. Tuy nhiên trong kinh điển Phật giáo lại không có nhắc đến tháng nào gọi là tháng cô hồn.
Tháng 7 âm lịch có phải là tháng xui xẻo không?
Không ít người tin rằng, tháng 7 âm lịch hay "tháng cô hồn" là một tháng không đem lại may mắn. Và cũng chính bởi quan niệm đó mà hàng tá điều kiêng kỵ được đưa ra trong tháng này, một vài trong số đó là không treo chuông gió đầu giường, không phơi quần áo vào ban đêm, không chụp ảnh hay gọi tên nhau vào ban đêm, không được đi chơi đêm... Ngoài ra, tùy theo vùng miền còn có các kiêng kỵ như không khởi công, khánh thành nhà mới, xây dựng gia đình, không mở cửa hàng kinh doanh trong tháng cô hồn...
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn, tháng không may mắn, xui xẻo... Quan niệm này bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc. Họ cho rằng, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian. Sau đó, cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 âm lịch. Để tránh quỷ đói quấy phá cuộc sống, người dân nên cúng cháo, gạo…
Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Nhiều người cho rằng, con người có hai phần: hồn và xác. Một người mất đi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại. Có người được đầu thai chuyển kiếp, có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian. Vì vậy, các gia đình cúng cô hồn để cầu bình an, làm ăn thuận lợi.
Tuy nhiên dưới góc độ Phật giáo, "tháng cô hồn" liệu có thực sự tồn tại hay chỉ là quan niệm dân gian của người xưa mà thôi? Và liệu rằng, Phật tử chúng ta có cần kiêng kị nhiều điều trong tháng 7 âm lịch vốn được cho là xui xẻo này không?
Cần phải khẳng định, trong kinh điển Phật giáo cũng như chưa có một tài liệu chính thống hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh tháng 7 là tháng không may mắn. Mà theo quan điểm của Phật giáo, tháng 7 là tháng cực kỳ tốt lành. Tháng 7 và đặc biệt ngày Rằm tháng 7 là ngày chư Tăng tự tứ - ngày mà chư Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đây được xem như là mùa xuân của những người trong hàng xuất gia của Phật giáo.
Do đó, đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trong chúng ta có thêm ý thức để trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu.
Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Trấn Quốc chia sẻ, đạo Phật không tin có tháng cô hồn. Trong tháng 7 âm lịch, mọi người không phải kiêng những điều như dân gian lan truyền.
Đạo Phật khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. Ngày xấu hay ngày tốt đều do quan niệm mà ra. Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức.
Tản mạn chuyện địa ngục và cô hồn
Tháng 7 âm lịch - tháng đền tứ trọng ân
Phật giáo có bốn ơn lớn: Ơn tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn tất cả mọi loại chúng sinh. Riêng tháng 7 âm lịch, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vì vậy mới có quan niệm: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”.
Tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn.
Cúng Rằm tháng 7 - mùa Vu Lan để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn không mồ mả, không con cháu hương hoả.
Đại lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ chung để những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành, dưỡng dục, hướng về cội nguồn, tri ân các vị anh hùng đã có công lao to lớn với đất nước trong lịch sử dân tộc, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, đền đáp Tứ trọng ân, đó là Ân cha mẹ, Ân chúng sanh, Ân Quốc gia xã hội và Ân Tam bảo.
Từ một nghi thức mang màu sắc văn hóa Phật giáo, lễ Vu Lan dịp tháng 7 hàng năm dần trở thành một nét sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Vu Lan là dịp để gia đình sum họp, con cháu hỏi han, chia sẻ với ông bà, cha mẹ về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cầu cho cha mẹ được hưởng phúc lành, đồng thời giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn với hoạt động từ thiện, tri ân hướng đến đồng bào.
Bài khấn Rằm tháng 7 cúng chúng sinh chuẩn nhất
Trong ngày lễ này, ngoài những nghi thức như: Giảng kinh về đạo hiếu, lễ phật, dâng y, phóng sinh, dâng trà, rửa chân cho cha mẹ… thì những người đến chùa dự lễ, mỗi người đều được cài lên áo một bông hồng nhỏ. Người còn cha mẹ thì được cài bông hồng đỏ, người không còn cha mẹ thì được cài bông hồng trắng để mọi người nhớ về cha mẹ của mình, cầu nguyện cho cha mẹ đã mất được siêu thoát và nhắc nhở những người may mắn còn cha, còn mẹ thực hành sống thương yêu, hiếu hạnh, là dịp để mỗi chúng ta nhắc nhở mình: “Ai còn cha xin đừng làm cha khổ, hãy nhớ câu đạo hiếu làm đầu. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng làm buồn đôi mắt mẹ nghe không”. Để rồi từ đó tự nhủ lòng phải sống sao cho xứng đáng với công ơn dưỡng dục của bậc sinh thành.
Vu lan - báo hiếu là truyền thống tốt đẹp của giáo lý đạo Phật, khởi nguyên từ tinh thần tri ân và hiếu nghĩa của dân tộc. Đạo hiếu và truyền thống văn hóa dân tộc luôn hòa nhập, trở thành nền tảng đạo đức của dân tộc Việt Nam. Khởi nguồn là ngày lễ của các Phật tử, lễ Vu Lan giờ đây đã trở thành ngày lễ báo hiếu của người Việt Nam, tinh thần mùa Vu Lan cũng được mở rộng ra không chỉ giáo dục lòng hiếu thảo mà còn giáo dục tình yêu thương đất nước, tinh thần tôn sư trọng đạo, yêu thương cha mẹ, đồng bào, dân tộc, là nền tảng nuôi dưỡng ta trở thành những con người có giá trị, có phẩm cách và đạo đức.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Kiến thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Xem thêm