Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Người cống cao, ngã mạn là người đã coi trọng cái tôi của mình lên trên hết. Nó là biểu hiện sự so sánh của tâm hơn thua và bằng để phân biệt đúng sai với mọi người, đặc biệt là không chịu nhún nhường bất cứ một ai.
Người tự cao là người luôn khinh thường người khác vì nghĩ mình giỏi hơn người. Loại người thứ nhất, họ biết nhìn lại mình, nên họ sẽ cẩn thận hơn với những gì họ nói và làm để không làm tổn hại một ai cả. Còn loại người thứ hai, họ sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh cho người khác thấy rằng họ đang tài giỏi hơn mọi người. Từ đó dẫn đến chủ quan mà quyết định sai lầm, do không có suy nghĩ chính chắn.
Chúng ta đừng bao giờ sống mà tự cao quá mức, sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại vì không có sự học hỏi tìm hiểu những thành công của những người khác. Người ta có thể yêu thương đùm bọc giúp đỡ người biết nhìn nhận lỗi lầm của mình sau khi vấp ngã, chứ ít ai san sẻ hay bảo vệ người cho mình là giỏi hơn hết. Chúng ta sẽ cô độc trong cuộc sống mà chính chúng ta đã tạo ra.
Người ngã mạn thường khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán, cho rằng mình hơn người. Cống cao, ngã mạn, khinh người là con đẻ của sự chấp ngã thân này là thật ta và của ta. Có nhiều người trình độ hiểu biết có hạn chế, nhưng vẫn nghĩ rằng mình hơn người khác về mọi mặt, nhưng vì chấp ngã, tự ái nặng nề, nên họ lúc nào cũng thấy mình hay, mình giỏi hơn thiên hạ nên dễ dàng coi thường người khác. Từ chỗ thấy mình hơn do chấp vào cái tôi này mà ta đã tạo ra bao phiền muộn khổ đau cho nhiều người.
Trong ngôn ngữ của thể chế độc tôn, con người ta bắt buộc phải tôn vinh người có quyền hành cao nhất và xem mình là kẻ hèn mọn, thấp kém. Tất cả mọi người từ quan quân sĩ tướng đều quỳ mộp xuống để thưa hỏi hay trình bày một điều gì!
Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người
Người cống cao, ngã mạn khi làm việc nào đó được thành công thì họ lên mặt hống hách, họ tự thấy mình là người tài ba, lỗi lạc bậc nhất. Nên họ dễ coi thường và khinh khi kẻ khác nên dẫn đến nhiều người không ưa thích. Như chúng ta đã biết, ngã mạn là một trong sáu món căn bản phiền não, đó là tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến, có gốc rễ sâu dày từ si mê, chấp ngã mà ra.
Chúng ta muốn diệt trừ nó hoàn toàn thì phải không còn chấp trước dính mắc thân tâm này làm ngã, tất cả mọi hiện tượng sự vật cũng không thật thể, ngoài ra chúng ta phải cố gắng nỗ lực tu học buông xả từng ý niệm khi vừa phát sinh. Nếu chúng ta tôn trọng quá mức đối với một người nào đó, dễ sinh niệm tự hào, tự cao, tự đại.
Phật dạy trong mỗi người chúng ta nếu ai chấp ngã nặng sẽ có 3 dạng tâm lý ngã mạn:
Ngã mạn tuổi trẻ, ngã mạn không bệnh và ngã mạn sự sống. Tuổi trẻ thường có thái độ chủ quan, bảo thủ sai lầm nên dễ cống cao ngã mạn. Trong 10 điều tâm niệm nói nếu thân không bệnh thì tham dục dễ sinh, do đó người không bệnh dễ sinh tâm lý bám víu vào thân thể cho rằng nó mạnh khoẻ hoài hoài. Và cuối cùng dẫn đến ngã mạn sự sống là cậy sống lâu mà làm việc xấu ác làm tổn hại cho người và vật.
Cả ba loại ngã mạn này ngày càng làm cho con người ta thêm say mê đắm nhiễm vào chúng, rồi từ đó càng bị sa đọa dính mắc vào những nghiệp xấu ác bởi thấy mình là hơn hết. Ngã mạn tức là hình thái chấp thủ vào cái tôi và cái của tôi, mà sinh ra cống cao, tự đại thấy mình hay tài giỏi hơn mọi người.
Con người sở dĩ được gọi là con người là do có nhận thức sáng suốt, biết suy xét tìm tòi và biết ứng dụng linh hoạt theo hoàn cảnh cuộc sống mà duy trì giềng mối đạo đức. Nếu một người nào không có hiểu biết gì, hoặc hiểu biết không đúng bản chất cuộc sống dễ dẫn đến nói năng, hành động làm đau khổ cho nhiều người khác!
Vì thế, mỗi con người chúng ta cần phải học hỏi, trau giồi trí tuệ bằng cách thường xuyên nghiệm xét quán chiếu để biết rõ được bản chất của cuộc sống. Nhất là đối với tuổi trẻ còn đang trong giai đoạn học hỏi cần phải suy xét tìm tòi, trải nghiệm chân lý sống bằng nhận thức sáng suốt để tiếp nhận ánh sáng trí tuệ mà biết cách soi sáng muôn loài vật. Tuy con người cần phải thường xuyên học hỏi chiêm nghiệm thực tế cuộc sống để trau giồi trí tuệ, nhưng chúng ta cần phải biết trí tuệ là gì?
Tuổi trẻ trí óc còn minh mẫn vì chưa trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, nên trong lòng còn rất trống trải, chính vì vậy mà tuổi trẻ rất khát khao những lời chỉ dạy của cha mẹ thông qua học đường và xã hội truyền đạt lại. Như cơ thể chúng ta bao tử trống rỗng đang đón chờ những thức ăn đưa vào để nuôi dưỡng thân này, tuy nhiên nếu chúng ta không biết mà đưa vào những loại thức ăn chứa nhiều chất độc, sẽ không tiêu hoá được nên làm hại dạ dày và làm ảnh hưởng đến cơ thể.
Trí óc của các bạn trẻ cũng lại như thế, nếu tiếp thu những hiểu biết không chân chính sẽ làm cho đời sống cá nhân mình trở nên sa đoạ, hư hỏng làm tổn hại cho gia đình và người thân. Ngược lại, nếu tuổi trẻ biết tin sâu nhân quả, sống có nhân cách đạo đức nhờ vậy có cơ hội làm tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại
Cha mẹ thường hay nhín ăn, bớt mặc, dành dụm tiền bạc của cải để cho con cháu sau này là đúng tinh thần trách nhiệm và bổn phận. Nhưng nếu chúng ta không giáo dục để cho con cái có nhận thức sáng suốt, hiểu biết về nguyên lý sống để tránh ác làm lành thì vẫn còn là một khiếm khuyết lớn.
Có nhiều bậc cha mẹ để lại sự nghiệp cho con bằng tiền bạc vật chất của cải, con chưa được hưởng đã qua tay người khác, nên dành để tài sản chưa phải là kế lâu dài cho con cháu. Sự quan trọng và chắc chắn là trí tuệ; dạy dỗ cho con cháu được trí tuệ chân chánh là kẻ làm cha mẹ biết nghĩ đến sự nghiệp lâu dài cho con cháu. Trí tuệ không ai có thể cướp được, cũng không ai lường gạt được, nó lại soi đường cho mình, cho mọi người khỏi sa chân vào hầm hố, nên rất quí báu.
Cha mẹ phải có trách nhiệm bổn phận đối với con cháu là lẽ đương nhiên, nhưng các thầy cô giáo cũng có trọng trách rất quan trọng trong việc giáo dục học đường? Giáo dục học đường đã trải qua nhiều thời đại, để lại cho thế hệ sau những tư tưởng, kinh nghiệm sống, người làm thầy cô giáo có bổn phận trách nhiệm truyền đạt những kiến thức để tuổi trẻ ngày nay cùng học hỏi và trau giồi.
Như chúng ta đã biết, có cuộc sống đầy đủ về phương diện vật chất mà thiếu đi phần tinh thần tức sự nhận thức sáng suốt, hiểu được nguyên lý sống của cuộc đời mà dấn thân đóng góp phục vụ tốt cho gia đình và xã hội! Phật dạy: Nỗi khổ của các chúng sinh bị thiêu đốt ở địa ngục, nỗi khổ con trâu bò chở nặng, nỗi khổ đói khát triền miên của loài quỉ đói chưa gọi là thật khổ, chỉ có ngu si không biết đường tìm về cội nguồn của bình yên, hạnh phúc mới thật là khổ.
Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau của sinh, già, bệnh, chết, thì cần phải có sự suy xét quán chiếu tìm tòi để phát sinh trí tuệ mà thấy biết đúng như thật. Nhiều người thông minh khôn ngoan mà gian dối, xảo quyệt, họ lợi dụng sự hiểu biết của mình để lừa bịp người khác, nên càng làm tổn hại cho mình và người.
Như có một hạng người họ rất thông minh, học rộng nhớ nhiều, họ tưởng là họ tài giỏi không còn ai có thể hơn họ, do đó sinh ra tâm cống cao ngã mạn khinh khi mọi người. Họ khinh khi và xem thường tất cả mọi người. Đi đâu họ cũng coi mình hay hơn thiên hạ, nên dễ làm mích lòng người khác vì tâm hơn thua quá lớn. Người cống cao ngã mạn luôn khinh thường người khác nên chúng ta khó bề góp ý mở mang phát triển, họ như hòn đá cứng nằm giữa đường làm chướng ngại vật cho mọi người.
Người tự cao, tự đại thường kiêu căng, hách dịch hay kể công giúp đỡ người khác muốn đoạn trừ nó, chúng ta phải gắng sức quán chiếu xem xét để thấy rõ thân này vô thường không thực thể, mới có thể lần hồi dứt trừ được tâm kiêu mạn. Chúng ta phải hằng tỉnh giác, quán chiếu để thấy rõ bản chất tự tánh của nó là không.
Ngày xưa trong pháp hội của Lục Tổ có vị tăng tên Pháp Đạt xuất gia lúc bảy tuổi, thường tụng kinh Pháp Hoa, đến lễ tổ mà đầu không sát đất. Tổ mới quở: “ Lễ mà đầu không sát đất, chi bằng đừng lễ, chắc ông có cái gì cao siêu mầu nhiệm nên mới kiêu mạng như vậy.
Pháp Đạt thưa: Tôi tụng kinh Pháp Hoa đã hơn ba ngàn bộ. Vị tăng Pháp Đạt nghe đồn rằng Lục Tổ được truyền trao y bát, tăng ni các nơi đến tham vấn và lễ bái tổ rất đông. Pháp Đạt tuy lễ lạy nhưng không phục tổ, vì nghĩ rằng tổ chưa chắc hơn mình, cho nên tuy có lễ mà trong lòng không tôn kính, do đó đầu lạy không sát đất.
Tổ mới bảo rằng: Dù ông tụng đến muôn vạn bộ kinh, hiểu ý kinh mà chẳng cho là hơn người, ắt cùng ta sánh vai, nay ông chấp trước vì sự nghiệp tụng kinh nhiều mà trọn không biết lỗi, ông hãy lắng tâm để nghe ta nói kệ đây:
Lễ để cốt chặt cờ ngã mạn
Tại sao đầu ông không sát đất
Có ngã thì tội liền sanh
Quên công thì phước bao la không cùng.
Lễ lạy để tỏ lòng tôn kính và khiêm tốn thấp mình trước người đức hạnh để chúng ta được học hỏi thêm những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, nhằm dẹp bỏ tâm cống cao ngã mạn của mình. Pháp Đạt vì còn thấy mình hơn tổ nên lạy đầu không sát đất, bị tổ quở nếu thấy mình hơn người vậy lạy làm chi cho mắc công vô ích. Như chúng ta đã biết người ngồi nhận lễ là tạo nhân duyên tốt cho người học đạo, dẹp trừ bớt tâm ngã mạn. Người tu mà không khiêm tốn học hỏi, lễ kính người đạo cao đức trọng, thì thử hỏi làm sao giải trừ được phiền não và bệnh cống cao ngã mạn.
Khi chúng ta ngã mạn lúc nào cũng thích so sánh mình với người khác rồi tự cho mình là hay, giỏi, tốt hơn kẻ khác. Ta hay ỷ mình có nhiều tiền của, giàu sang hơn người, ta có bằng cấp, có địa vị cao trong xã hội mà kiêu căng tự đắc, khinh thường tất cả mọi người không biết người lớn kẻ nhỏ. Vì cống cao ngã mạn nên chúng ta không chịu lắng nghe, không chịu học hỏi nên dễ dàng bị thất bại.
Khi ngã mạn ta hay có tâm khinh thường đối với những người thua mình về học thức, địa vị, gia tài, sự nghiệp. Đối với người có học thức, tài sản, địa vị bằng mình thì ta lại cho là mình hơn người đó. Còn đối với người thực sự hơn mình thì ta cứ cho là mình hơn họ. Vì ta cố chấp nhận lầm thân năm uẩn này là ngã, dựa vào ngã mà khởi kiêu mạn. Ta cho rằng tất cả mọi người khác không ai bằng mình và hơn mình. Một số người tu hành chưa tới đâu nhưng vì lợi dưỡng nên ta dối nói chứng đạo để được nhiều người cung kính cúng dường. Có những người lại khéo léo hơn, nên khiến người khác lầm tưởng là mình tu hành chân chính, đây cũng thuộc loại tăng thượng mạn. Đối với nhiều người, mình còn kém xa họ về mọi phương diện mà ta lại cho là thua ít, hoặc không thua gì hết. Ta không có tấm lòng từ bi rộng lớn, mà hay tự xưng là mình là người có đức độ, thí dụ như xưng mình là vô thượng sư, bậc chân sư, giáo chủ...
Tóm lại, ngã mạn là hay luôn so sánh, so đo xem mình hơn hay thua kẻ khác, nếu thấy mình thực sự hơn thì thích thú khoe khoang, nếu thua thì không nhận là mình thua mà đổ thừa thế này, thế nọ nói mình bằng hoặc hơn. Những hình thức ngã mạn rất nhiều và vi tế, người tu cần phải đề cao cảnh giác. Nhiều người vào chùa tu còn nặng nề chấp ngã nên muốn được thầy thương yêu, ưu đãi, để ý tới mình. Nếu sư phụ chú ý và khen ngợi huynh đệ của mình thì ta buồn. Đây là một việc hết sức mâu thuẫn, đi tu mà chỉ thích người khác khen tặng.
Bản thân chúng ta ai cũng có những suy nghĩ, nói năng và hành động khác nhau tùy theo năng lực của mỗi người. Có người quá mặc cảm tự ti luôn nghĩ mình là người thấp kém, nên không có cơ hội để phấn đấu vươn lên đành chịu chấp nhận số phận đã an bài. Có người thì tự phụ nghĩ rằng năng lực của mình hơn hẵn nhiều người khác nên chẳng cần tìm cầu học hỏi, do đó vấp phải nhiều lỗi lầm đáng tiếc. Đó là hai căn bệnh trầm kha của thế giới con người làm ảnh hưởng lớn đến đời sống an sinh xã hội.
Mặc cảm tự ti là tự đánh giá thấp chính mình nên không phát huy được khả năng làm việc tốt trong mọi hoàn cảnh, tự ti mặc cảm hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhúng nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp chúng ta thân thiện sống được lòng với mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong mọi lãnh vực. Ngược lại kẻ tự ti thương không dám tin tưởng vào sự hiểu biết của mình, không tự tin mình có đủ năng lực để làm những việc có lợi ích cho xã hội. Họ hay tránh xa những chỗ đông người, thường rút vào phía sau hậu trường. Không dám mạnh dạn nhận lãnh trách nhiệm được giao vì sợ mình không làm được việc, sợ thất bại mà mất mặt với thiên hạ.
Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô chẳng thể được
Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường nhiều người khác, tự phụ hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hảnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi bản thân mình làm được một điều gì đó. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức về bản thân mình do chủ quan, nên thường bị thất bại trong cuộc sống. Người tự phụ hay tự cho mình là đúng ở mọi việc nên họ không bao giờ nghe những sự góp ý của người khác. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là học cao hiểu rộng nên không lắng nghe các bậc đạo cao đức trọng.
Người khiêm tốn là người có lễ nghĩa, biết kính trên nhường dưới bình đẳng tôn trọng lẫn nhau luôn thấp mình đối với mọi người. Tại sao trăm sông đều chảy về biển cả? Vì biển thấp, sông cao, nên nước các sông phải đổ về biển. Tâm khiêm tốn giống như biển cả bao la thấp mình chờ đợi, khiến trăm sông cao vót đem nước về biển cả mênh mông.
Có một loài hoa không tên lại hay mọc những nơi râm mát, thường ẩn mình trong chỗ không có gió. Thân cây ngoằn ngoèo, đầu hơi chúc xuống, hình như không muốn mọi người biết đến. Nhưng nó lại một loài hoa đẹp hương thơm ngào ngạt, hấp dẫn lạ thường. Đây là một loại hoa hiếm thấy ở đời, có nét đẹp khiêm tốn giản dị nhưng nở hoa rất nhiều. Các loài hoa khác thường tranh nhau vươn mình ra ánh sáng để khoe sắc đẹp hương thơm của mình, ngược lại thì nó lại ẩn mình nơi râm mát, lặng lẻ ban tặng cho đời những cánh hoa thơm ngào ngạt.
Chúng ta muốn thưởng thức hương thơm của hoa bay ngược chiều gió, thì phải rèn luyện tu chí quán thấy thân này chỉ giả có không thực thể. Con người cũng vậy, muốn làm món quà vô giá để ban tặng cho đời, thì hãy nên khiêm tốn để trưởng thành trong cuộc sống. Ngược lại với khiêm tốn là kiêu mạn. Vậy kiêu mạn là tự cao hay khinh khi người khác, do có chút danh vọng quyền lực và thành công trên trường đời, nên tự cao tự phụ khinh khi người khác là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay.
Khiêm tốn là một đức tính tốt thể hiện một người có nhân cách đạo đức, là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta đóng góp xây dựng và phát triển sự nghiệp bền vững. Người khiêm tốn là người có ý thức và sự hiểu biết nhờ biết cách buông xả sự chấp trước về thân này, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác.
Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra kiêu căng tự mãn, nên lúc nào cũng bình tĩnh lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Khiêm tốn giúp cho con người ta không kiêu căng ngạo mạn khi đứng trên đỉnh cao của quyền lực, danh vọng nhờ vậy họ làm được nhiều việc lợi ích và được nhiều người ủng hộ. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, tự cho mình là tài giỏi nên ít thành công trên trường đời danh vọng, do đó dễ dàng gặp thất bại vì bị sự ganh ghét đố kỵ của nhiều người.
Đối với người thế gian cho dù chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa; có như thế, ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai. Đối với người tu ta càng phải khiêm tốn thấp mình để được lắng nghe, học hỏi và biết cách buông xã do chấp thân tâm này làm ngã mà sống đời an vui, giải thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Xem thêm