Đời người điều gì là quý nhất?
Phật tử Diệu Hạnh hỏi: Đời người điều gì là quý nhất? Xin thầy chỉ rõ cho con?
Sống tốt tại sao gặp toàn bất hạnh?

Ai sống được với tâm trong sáng thì sẽ an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh, nhờ vậy mới không bị phiền não khổ đau chi phối. Đây là cái quý nhất theo quan niệm đạo đức Phật giáo.
Thầy trả lời: Cái tâm trong sáng là quý nhất, tâm này ai cũng có chỉ vì con chẳng dám chịu thừa nhận, cái tâm trong sáng nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng, nương nơi tai thì nghe rõ mọi âm thanh lớn nhỏ; mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế. Ai sống được với tâm trong sáng thì sẽ an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh, nhờ vậy mới không bị phiền não khổ đau chi phối. Đây là cái quý nhất theo quan niệm đạo đức Phật giáo.
Còn theo quan niệm thế gian cái quý nhất của đời người là được vật chất sung túc đầy đủ, quyền cao chức trọng. Quan niệm thế gian đi ngược lại đạo đức Phật giáo nên suốt ngày sống trong đau khổ lầm mê mà than phân trách phận đổ thừa tại bị thì là…..Người đời thường quý trọng những thứ mà không gìn giữ được lâu dài, vì bản chất của chúng là vô thường. Phật dạy tài sản vật chất thường bị năm thứ cướp đi.
1. Bị vua quan tịch thu.
2. Bị hỏa hoạn đốt cháy.
3. Bị lũ lụt cuốn trôi.
4. Bị trộm cướp tước đoạt.
5. Bị con cái bất hiếu phá sản.
Kẻ thù lớn nhất của con người là chính mình
Tùy theo quan niệm của mỗi người mà thiết lập cái gì là quý nhất, nếu mình nhận định sai thì sẽ làm tổn thương đến nhiều người khác. Con người ta hơn nhau ở chỗ biết suy xét, biết tìm cầu, biết vươn lên, dám thay đổi những gì không được tốt đẹp để làm mới lại chính mình. Chỉ có tâm thanh tịnh trong sáng nương nơi thân này mới là quý giá nhất, vì nó không bị ai cướp đi, không bị mọi thế lực nào đánh đổ. Kính chúc Phật tử Diệu Hạnh thể nhập được tâm trong sáng kia. Vì ai cũng có tâm trong sáng đó, con hãy quý trọng và gìn giữ để sống đời bình yên hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm